Người Biên soạn: Trương Quang Tú
Người Liên hệ:
Điện thoại: - Email: taydocomputerpy ở yahoo.com.vn
Lời nói đầu
Biết về phát nguyên của thuỷ tổ một dòng tộc, ví như biết rõ cội nguồn của cây cỏ, sông nước, bởi lẽ có biết rõ mới nuôi dưỡng niềm tự hào, mới bồi đắp những thành quả, mới khắc phục những khiếm khuyết mới mong cây vững gốc mà không ngừng đơm hoa kết trái, nước mới bền nguồn mà mãi chảy thành sông.Với ý nghĩ đó tôi xin khái quát những gì tổng hợp về phát nguyên của thuỷ tổ dòng tộc Trương Quang tại đất Tiền Châu hòng mong nhận được những chia sẻ, những bổ sung quý báu từ các bậc trưởng bối từ các huynh đệ đồng tộc.
Phát nguyên thuỷ tổ dòng tộc Trương Quang-tại Thiều Quang Thôn.
Về phát nguyên dòng tộc Trương Quang tại Thiều Quang Thôn-thuộc tổng Bạch Chữ-phủ Sơn Tây, nay là Thôn Tiền Châu-TX Phúc Yên-Vĩnh Phúc được giả lập dựa trên hai cứ liệu sau:
1- Theo truyền phả.
2- Theo như các khảo cứu về địa lý định cư, theo hương hoả.
Các cứ liệu tham gia để giả lập nên phả tích phát nguyên dòng tộc Trương Quang đều đã được truyền tụng từ nhiều thế hệ chứ không có sự lưu bút bằng văn bản, nhưng những khảo cứu mà tôi kết hợp giữa truyền phả và hiện hữu của địa lý định cư cũng có thể coi đây là một giả lập có cơ sở. Tuy nhiên không thể không cần đến sự bổ khuyết của các bậc tiền nhân cũng như các huynh đệ trong đồng tộc.
1- Theo Truyền phả :
Theo như các cụ cách tôi 3 đời truyền lại thì Cụ tổ của dòng tộc Trương Quang vốn là một vị quan to trong triều, hàm phẩm không rõ nhưng được vua ban đội mũ cánh chuồn, tức đã thuộc hàng cửu phẩm, do biến cố lịch sử cho nên đã ly hương đi tứ sứ để tránh hoạ tru di.
Theo như "Đại Việt sử ký toàn thư "tôi thấy vào thời Lê trung hưng có biến cố đáng quan tâm đó là sự kiện nhà Mạc binh biến cướp ngôi nhà Lê. Ở đây có một nhân vật liên quan đến sự biến này, sự biến như sau:
Tháng 6 năm 1527 Mạc ĐăNG Dung làm binh biến cướp ngôi từ nhà Hậu lê, bấy giờ Mạc Đăng Dung có yêu cầu Bộ lại thượng thư ( chức vị tương đương chánh văn phòng thủ tướng bây giờ) là cụ Trương Phu Duyệt hay ngay lập tức thảo chiếu thư yêu cầu vua Lê Uy Mục phải nhường ngôi cho Nhà Mạc, Với baảntính cương trực và chứ"Trung" cụ Duyệt đã quắc mắt mà chỉ vào mặt mạc Đăng Dung mà rằng"...Nhà ngươi là đồ bất trung..." và cương quyết không thảo chiếu.Sau đó do sự mục nát của Nhà Lê cùng với những uy danh nhất định, nhà Mạc đã thành công trong việc cướp ngôi nhà Lê lập nên triều đại mới, tuy nhiên để lấy lòng văn võ bá quan, nhà Mạc không những không triệt hạ những người có lý tưởng phò Lê, mà còn trọng dụng, trong đó có cụ Trương Phu Duyệt vẫn được Mạc Đăng Dung sủng ái, nhưng có lẽ vì sự cương trực, vì "chữ" trung nên cụTrương Phu Duyệt đã dời chốn quan trường mà ly hương mai danh để tìm kế sinh nhai.Phải chăng đây là sự biến có liên quan đến truyền phả về Cụ Tổ dòng tộc Trương như vẫn lưu truyền? Tôi đang cố tìm thêm chứng cứ.
2- Theo địa lý cư trú và toạ, hướng hương hoả:
Việc khảo cứu vị trí địa lý cư trú và toạ hướng hương hoả cũng như đánh giá Điền sản, theo tôi có giá trị nhất định trong việc xác định thời gian di trú, định cư, cũng như phần nào nói nên quan hệ Chi-Cành trong dòng tộc hiện cư ngụ tại đất Tiền Châu, vì lẽ sau:
1- Dòng tộc Trương Quang ở Tiền Châu hiện vẫn có 3 Chi cành đang định cư. Khởi thuỷ có 4 Chi, đều nằm tại Giáp Đông- Thuộc Thiều Quang Thôn. Đó là các chi:
+Chi Trưởng - Đời thứ 3 cư ngụ tại đất Tiền Châu, do cụ ( Chưa rõ tên) thân phụ ông Trương Quang Mão thờ cúng.Sau đó chi này dời vào đất Văn Trù, nay thuộc Ái Liên-Sơn Lôi-Bình Xuyên.
+Chi thứ hai- Đời thứ 3 cư ngụ tại đất Tiền Châu do cụ Trương Quang Sai thờ cúng ( Do chi trưởng di đến Văn Trù nên chi thứ hai làm trưởng)
+Chi thứ ba-Đời thứ 3 cư ngụ tại đất Tiền Châu do ông Trương Quang Du ( Làm chức Tiên chỉ nên thường gọi ông Tiên Du) thờ cúng.
+Chi thứ bốn-Đời thứ 3 cư ngụ tại đất Tiền Châu do cụ Trương Quang Khoan thờ cúng.
Theo như khảo cứu về vị trí địa lý và điền sản của ba chi hiện còn cư ngụ tại Tiền Châu cho thấy:
* Trước hết bắt đầu từ kết quả khảo cứu về Địa lý, điền sản và hương hoả của chi thứ 4 ( Tức thứ 3 hiện thời) do cụ trương Quang Khoan đời thứ 3 tại đất Tiền Châu làm trửơng chi.
Theo như khảo cứu thì phần địa giới chi này được hoạch định:
- Phía Bắc dài chừng 60m.
- Phía Nam dài chừng 60m.
- Phía Đông dài chừng 120 m.
- Phía Tây dài chừng 130 m.
Tính theo diện tích bắc bộ khoảng chừng 2.1 mẫu. Nhà thờ chi, toạ Đông Bắc-huớng Tây Nam, Phong thuỷ tương đối chuẩn, lưng nhà thờ áp phần gò, phía trước là hai ao làm minh đường.Hướng nhà thờ có lẽ cụ thuỷ tổ muốn nhắc nhở con cháu hướng về Tây Nam, nơi phát nguyên dòng tộc, đất sứ Thanh so với đất Vĩnh Phúc nằm phía Tây Nam.
*Chi thứ Nhất vị trí cư chú được hoạch định như sau
- Phía Bắc ước chừng 50 m
- Phia nam ước độ 50 m
-Phía Đông chừng độ 80 m
-Phía Tây chừng độ 80 m
Như vậy điền sản ước độ hơn 1 sào bắc bộ. Về hướng nhà thờ chi, toạ lạc như sau Toạ Tây- hướng Bắc, lưng nhà áp sát giáp danh đất chi thứ 4.