THÀNH VIÊN
HỘI ĐỒNG HỌ TRƯƠNG VIỆT NAM
GIA PHẢ
HỌ Trương
THÔNG TIN
PHẢ KÝ
TỘC ƯỚC
TỪ ĐƯỜNG - HƯƠNG HỎA
PHẢ ĐỒ
BÀI VIẾT
Địa chỉ: Thôn Trà Châu, xã Thanh Tâm, huyện Thanh Liêm
Người Biên soạn: Trương Công Giang
Người Liên hệ: Trương Công Giang
Điện thoại: 0985661902 - Email:
Người Biên soạn: Trương Công Giang
Người Liên hệ: Trương Công Giang
Điện thoại: 0985661902 - Email:
Khởi tổ Trương Công Tào được Lê Lợi và Nguyễn Trãi quý mến. Gia phả họ Trương còn ghi: “Bấy giờ cụ tổ ta vì gia đình là người Việt mới xin lưu giúp cho triều Lê, gia thất ở trong thành điện ở kinh đô. Đến đời Lê Thánh Tông (1460- 1497), thấy cụ là người phương Bắc, trải qua 4 đời vua mà vẫn chưa có gia sản,vì thế, mới lấy quan điền ban cho, và được tự chọn nơi đất tốt để đóng đồn cư, định nơi ở.
Cụ mới chọn phần đất là xã Thiên Kiện, huyện Thanh Liêm, phủ Lỵ Nhân, trấn Sơn Nam làm trang điền canh tác. Hàng năm, trang điền này cung tiến cho vua gạo tẻ trắng thơm. Phàm những đinh phu của các họ xã Thiên Kiện đều được miễn lao dịch để canh tác ruộng cho cụ. Nhân đó, cụ mới lấy Thiên Kiện làm tên hiệu”.
Phía trước là dòng sông Kinh Thủy, thủy triều phát nguyên từ An Xá và Khởi Cầu đổ về, mạch từ Bạch Hổ chạy đến phía trước. Lại có di cảo chép rằng: Núi Trà Xuyên có nhiều mạch chuyển về phía sau. Núi Trà Xuyên tiềm ẩn nhiều châu báu. Có một nhà Nho chú rằng: ở đây có một bến sông, có thể trồng trọt cấy cày được. Do đó, cụ về đây định cư. Nay có tên hiệu là Trà Châu thì cũng nguyên do như thế ... Lúc sinh thời, cụ thường giữ đạo, làm điều nghĩa, tích công, giúp của và nhân đức để lại cho con cháu muôn đời. Muôn đời thực là nhờ công lao trí lực gầy dựng của cụ từ thuở ấy.
Trương Công Tào, sau cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, Lê Lợi đánh thắng nhà Minh xâm lăng thì trong cung đình Lê Thái Tổ (1428) đã có sự hiện diện của Trương Công Tào với chức Lễ tân bộ Lễ. Trong Trương thế gia ký có chép là: “Cụ là người tỉnh Quảng Tây, nước Đại Minh (Trung Quốc). Quảng Tây vốn là Quảng Đông, nay mới đổi là phủ Ngô Châu, tỉnh Quảng Tây (ngờ rằng cụ là người làng Linh An, huyện Vĩnh Hiển. Nhưng đều thất truyền, nên mạo muội ghi vào, chưa thật đích xác). Khoảng niên hiệu Vĩnh Lạc nhà Minh (1403-1425), cụ từ kinh đô nhà Minh theo viên Thượng thư kiêm An Nam Bố chính, Nhị ty sự là Hoàng Phúc đến nước ta, ở trong thành Đông Quan (nay là Hà Nội- NBS). Khi Lê Lợi khởi nghĩa, giao chiến với quân nhà Minh trong nhiều năm với nhiều trận ác liệt. Cuối cùng nhà Minh thua to mới xin đầu hàng. Thượng thư Hoàng Phúc trở về nước Minh.Bấy giờ cụ tổ ta (của dòng họ Trương Công-NBS) vì gia đình là người Việt, mới xin lưu giúp cho triều Lê.. Gia thất ở trong thành điện ở kinh đô. Đến đời vua Thánh tông Thuần Hoàng đế Lê Thánh Tông (1460 - 1497) (1), thấy cụ là người phương Bắc trải qua các đời của 4 triều vua trước mà vẫn chưa có gia sản. Vì thế mới lấy quan điền ban cho, và được chọn nơi đất tốt để đóng đồn cư, định nơi ở. Cụ mới chọn phần đất ở xã Thiên Kiện, huyện Thanh Liêm, phủ Lỵ Nhân, trấn Sơn Nam làm trang điền canh tác, cung tiến cho vua gạo tẻ trắng.
Phàm những đinh phu của các họ xã Thiên Kiện được miễn lao dịch để canh tác ruộng cho cụ, vì phần nhiều đất trang điền thuộc địa phận xã Thiên Kiện. Nhân đó cụ lấy Thiên Kiện làm tên hiệu.”
Trương Thế gia ký chỉ nói xuất xứ giản lược và sự làm ăn cư trú tại Việt Nam của cụ Trương Công Tào có vậy. Ngoài ra không diễn giải rõ “Sau cuộc khởi nghĩa đánh thắng giặc Minh, trong cung đình Lê Thái Tổ đã có sự hiện diện của cụ Trương Công Tào với chức Lễ tân bộ Lễ (2)”.
Sự nghiệp công danh thế nào mà người của phương Bắc xâm lăng nước ta bại trận lại được ban ngay chức Lễ tân bộ Lễ của tân triều đình Lê Thái Tổ?
Thế là chúng tôi phải đi đến các chi trong dòng họ Trương đang sinh sống ỏ trên nhiều miền Tổ quốc để tìm hiểu việc này. Gặp cụ Trương Công Giang, sinh năm 1926, nguyên là cán bộ nhà nước, nay đã nghỉ hưu, cư trú tại Tổ 16, phường Phương Lâm, thành phố Hòa Bình, ông già đã ngoài 80 tuổi này cho biết: "Từ năm 1985 đến nay, khi nghỉ hưu tôi đã cùng các anh em trong gia đình quyết chí đi tìm những người nhà họ Trương mong được chắp phả khớp tình dòng huyết thống đang khao khát quây quần đoàn tụ anh em con cháu. Việc làm này là trìu tượng và miên man ... Nhưng rồi cũng tìm được gia phả, bia danh và mồ mả của tổ tiên".
Về cụ khởi tổ Trương Công Tào, ông Giang cho biết: Mộ cụ vẫn còn, được đặt ở cánh đồng xứ Cây Thị (Trà Châu). Mộ đặt theo
hướng Đông Bắc- Tây Nam trên thế đất hình con cá chép. Xưa nay vẫn quen gọi là mả ông Công Tào.
Còn việc cụ Tào vốn là người phương Bắc mà tại sao lại được vua ta ưu ái nhiều đến thế? Ông Giang kể chuyện:“Tương truyền, Trương Công Tào quen biết Nguyễn Trãi là từ khi Nguyễn Trãi lên ải Bắc đưa tiễn cha Nguyễn Phi Khanh đi đày ...
Khi nhà Minh đánh chiếm được Đông Quan thành, có bắt giữ Nguyễn Trãi. Nhưng vì ông là bậc hiền nhân quân tử đã nổi danh nên họ không giết. Ông bị quản thúc trong thành Trương Công Tào và Nguyễn Trãi nhận ra nhau từ hai đôi ánh mắt. Công Tào có mẹ vốn là người Việt, ông lại phải theo Minh về xâm lăng nước Việt thì đau đớn đến nhường nào. Công Tào bí mật ngầm gặp Nguyễn Trãi. Được Nguyễn Trãi nhiều lần giải cho nghe về quê hương đất nước với truyền thống đánh giặc giữ nhà mấy ngàn năm lịch sử ... Sức truyền cảm từ lòng thành, từ bề dày trí tuệ của Nguyễn Trãi đã cuốn hút, thu phục hoàn toàn tâm trí vị quan to trong Tổng hành dinh của giặc ... Xong rồi, Nguyễn Trãi lại ngồi viết tiếp Bình Ngô sách.
Thế là thời cơ đến đã đến lúc phải đến. Trước đấy Công Tào đã cảm hoá được những người lính gác cổng thành, họ đều là những người đáng tin cậy, rất kính trọng Công Tào. Ông đã khéo léo bố trí trong một đêm tối trời Nguyễn Trãi có thời cơ bí mật rời khỏi thành Đông Quan gặp Trần Nguyên Hãn, hai người xuôi phía Nam, khăn gói quả mướp treo trên đầu đòn xóc tre như những nông phu đi vào nơi xa kiếm công ăn việc làm. Hai người lặn lội tắt rừng phía tây trấn Sơn Nam, luồn rừng Xích Thổ sang Vụ Bản(3), Nho Quan(4), tắt Thạch Thành(5) lên Đèo ống(6) rồi bám theo tả ngạn sông Mã, vượt qua nhiều trạm trấn giữ của người Minh để tìm được Lê Lợi ở Lam Sơn. Lê Lợi gặp Nguyễn Trãi, như Vũ Cố đã nói: “Chẳng khác gì Lưu Bị gặp Khổng Minh”. Đó là nhân nghĩa, trí tâm và dũng mãnh. Vậy rất có thể là Nguyễn Trãi và Trần Nguyên Hãn đến được với Lê Lợi là do Công Tào sắp đặt tài tình để hai ông an toàn ra đi vào nơi đang chuẩn bị những chiến cuộc trừ diệt nhà Minh bạo tàn.
có lẽ khi Nguyễn Trãi viết Bình Ngô sách nơi thành điện Đông Quan, Công Tào cũng là người cung cấp cứ liệu cùng những ý đồ chiến lược của nhà Minh nên đã góp cho Nguyễn Trãi nắm chắc được hồn vía của cuộc xâm lăng, nên ông đã viết thành công và Lê Lợi vững tin vào ngày chiến thắng.
Điều kiện gần như đã hoàn tất, ngày Canh Thân, tháng giêng năm Mậu Tuất (1418), Lê Lợi, Nguyễn Trãi dẫn đầu hào kiệt dựng cờ nghĩa thề giết hết giặc Minh xâm lược, giải phóng ách đô hộ. Tháng chín năm 1418 viên tổng binh nhà Minh là Lý Bân đem quân tới căn cứ nghĩa quân lùng sục. Vì biết trước nên ta mai phục ở Mường Một, dùng tên tẩm thuốc độc bắn giặc làm chết và bị thương đến quá nửa. Chúng thua vội rút quân về.
Tháng tư năm Kỷ Hợi (1419) ta chủ động đánh các đồn Nga Lạc(7). Tháng năm năm đó đóng quân ở Đà Sơn(8). Lại được tin quân Minh tiến đánh. Ta phục kích ở Mường Chánh(9) cản phá giặc đánh tan chúng, xong đến đóng ở Lư Sơn(10). ít lâu chuyển sang Mường Thôi(11) rồi lại về Vu Sơn(12).
Tháng mười năm Canh Tý (1420), nghe tin quân Minh sắp đến, quân ta mai phục ở Bến Bồng(13) chờ quân giặc, trận này ta lại đại thắng. Khi ta chuyển quân đến Mường Thôi thì lại được tin mật báo: Tên Đồng tư châu là Cầm Lạn sẽ dẫn bọn Lý Bân, Phương Chính đem 20 vạn quân theo đường Quỳ Châu (Nghệ An) đến thẳng Mường Thôi.
Quân ta phục sẵn ở Thi Lang(14) chặn đánh. Bân và Chính bỏ lính chết để chạy thoát thân. Tháng mười một năm ấy ta lại khiêu khích nhử giặc rồi diệt đồn Nga Lạc, Quan Đa(15)...
Ngày 29 tháng 11 năm Tân Sửu (1421), ta được biết tham tướng nhà Minh là Trần Trí sẽ đem quân Giao Châu cùng số ngụy binh gồm hơn 10 vạn tên đến đánh Kinh Lộng, Ba Lẫm(16) của ta.
Quân ta chủ động mai phục ... Khi giặc đến, quân ta đánh trống reo hò, xông tới chém hơn ngàn thủ cấp.Sau đó ta lại nhận được mật báo, Trần Trí vẫn tỏ ra khinh chủ tướng ta ít quân, hắn cho phá núi mở đường để tiến đánh. Quân ta phục kích ở Đèo ống đợi giặc. Quả nhiên đến trưa, Trí đem quân từ núi xuống. Ta phục 2 bên xông ra đánh. Quân Trí phải lui.
Cứ như vậy, lực lượng ta càng ngày càng mạnh là điều căn bản. Song vấn đề: Vì biết trước, Được tin, Nghe tin, Được tin mật báo, Nhận được mật báo... đều góp phần không nhỏ để ta giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác. Khi chiến sự ở Thanh Hoa tạm yên, quân ta tuyển thêm đinh tráng, rèn sửa vũ khí, luyện quân sĩ, chứa sẵn lương thảo chuẩn bị tiến vào Nghệ An.
Cứ như vậy, tuy gặp nhiều gian khổ, bị nhiều mất mát hy sinh, song ta đã nhổ hết các đồn giặc ở Nghệ An, bao vây truy bức khống chế thành giặc ở Nghệ An, sau đó dùng 70 chiến. thuyền vượt biển thẳng đánh vào các xứ ở Tân Bình(16), Thuận Hóa(17)... đều thắng cả.
Tháng 8 năm Bính Ngọ (1426), sau khi căn bản giải phóng được miền đất từ Thanh Hoa trở vào, nghĩa quân ta đã có một hậu phương rộng lớn và lực lượng trưởng thành nhanh chóng. Lê Lợi và Bộ chỉ huy quyết định: Nghĩa quân chia làm 3 đạo tiến sâu vào vùng địch tạm chiếm ở phía Bắc. Lực lượng của 3 đạo quân này có nhiệm vụ nặng nề là tiến sâu vào vùng sông Hồng, sông Đà giải phóng đất đai, thành lập chính quyền mới. Đồng thời có nhiệm vụ chặn quân tiếp viện từ phía Trung Quốc sang. Quân ta đã đánh thắng các trận Ninh Kiều(18), ở cánh đồng Cổ Lãm(19), Tam La(20), Tốt Động, Chúc Động(21). Trận này ta băm nát đội hình của giặc, dồn chúng xuống cánh đồng lầy lội, diệt 5 vạn tên, phá tan quân giặc, chém được Thượng thư Trần Hiệp, Nội quan Lý Lượng. Vương Thông bị thương chạy thục mạng về thành Đông Quan. Trận này giặc chết đuối nhiều đến nỗi nước sông Ninh Kiều tắc nghẽn. Mô tả trận huyết chiến này, Nguyễn Trãi đã từng viết trong Bình Ngô đại cáo như sau:
Trận Ninh Kiều máu chảy thành sông, hôi tanh muôn thuở
Trận Tốt Động thây phơi đầy nội, thối để ngàn thu.
Tin thắng trận Tốt Động- Chúc Động được báo về hành dinh Lỗi Giang (Bộ chỉ huy đang đóng ở Thanh Hoa), Lê Lợi đích thân dẫn đại quân và 20 thớt voi đi gấp đến Sơn Nam - Vùng núi Hạc(22), căn cứ quân sự do Vũ Cố(23) thiết lập trước ngày Lam Sơn khởi nghĩa. Sau khi dừng chân tại Tổng hành dinh Núi Hạc mấy ngày thì vụt thấy có tin đưa tới, Vương Thông thu nhặt tàn quân bị thua ở Tốt Động- Chúc Động đến cướp đồn Trung Liệt(24) của ta và mũi khác sẽ tiến đánh Đại bản doanh Núi Hạc. Lê Lợi giao cho Vũ Cố lập phương án tác chiến và giao ông trực tiếp chỉ huy trận này, Vũ Cố thưa:
- Nếu ta giao chiến sẽ bị chậm lại ... Sợ bọn viện binh cướp mất đồn Trung Liệt. Trung Liệt mà mất, thế nước sẽ nguy vậy. Chẳng bằng ta tiến giữ Trung Liệt...
Lê Lợi theo kế ấy, Vũ Cố thực hiện kế sách đánh phá chuẩn bị làm cho đối phương không kịp trở tay. Ta cấp tốc vây đánh Trung Liệt tiêu diệt hàng vạn quân giặc, giành lại Trung Liệt, còn căn cứ Núi Hạc, do ta nghi binh chúng không dám vào cướp phá.Trở lại đại bản doanh Núi Hạc, Lê Lợi đã cử các tướng đi đánh các thành Điện Diên, Thị Cầu, Tam Giang, Xương Giang, Khâu Ôn ... đều thắng cả. Tháng giêng năm Đinh Mùi (1427), Đại bản doanh chuyển lên bờ bắc Sông Lô đối lũy với thành Đông Quan. Quân ta vây chặt thành Đông Quan. Tháng mười, ta lại nhận được mật báo: Nhà Minh từ Trung Quốc sẽ đưa hơn 15 vạn viện binh chia làm hai đạo nhằm cứu vãn thành Đông Quan và chiếm lại những vùng ta đã giải phóng. Ta bố trí phục binh rất tinh xảo để chặn đánh không cho chúng vào sâu, tạo điều kiện cho Vũ Cố chém đầu Thái tử Đại tướng Liễu Thăng trên đỉnh núi Mã Yên. Trận Chi Lăng- Xương Giang ấy ta thắng lợi. Thừa cơ quân ta truy kích diệt trên một vạn tên giặc. Đạo quân Lê Hoa(25) nghe tin bạt vía, trong phút chốc Mộc Thạnh lên ngựa tháo chạy về Trung Quốc.
Thành Đông Quan hoàn toàn cô lập rồi bị bức hàng. Đất nước ta lại vẹn toàn bờ cõi. Thiên hạ được bình yên. Ngày 15 tháng 4 năm Mậu Thân (1428), Lê Lợi lên ngôi vua Lê Thái Tổ ở Đông Kinh, đặt niên hiệu là Thuận Thiên, dựng Quốc hiệu là Đại Việt, đóng đô ở thành Thăng Long. Trong hàng chục vạn bại binh phương Bắc có một người trong những người đã góp những biệt tài giấu kín việc cấp tin tức họat động của đối phương cho ta, nên ta mới biết trước được tin mật báo.. để ta chuẩn bị lực lượng và kế sách, để ta đánh phá sự chuẩn bị của giặc.
Một trong những người ấy có lẽ là Trương Công Tào, chàng trai ngoài 20 tuổi này đã thầm lặng, tuyệt mật phối hợp xử lý mật vụ góp phần giúp nhân dân ta giải phóng ách xâm lăng bạo ngược. Đấy là chiến công của một nghĩa quân từ phe giặc tự nguyện cùng chung ý chí chiến đấu âm thầm trong lòng địch. Có lần Vũ Cố nói ở Đại bản doanh Núi Hạc với lính ta:
- Đúng! Cái chưa biết mới là cái đáng sợ.
Ta đã biết ý đồ của giặc qua những tin tức của Trương Công Tào và những người khác thì phần thắng hầu như nằm trong tầm tay ta cả. Cũng như thế, khi ta biết Trương Công Tào vốn là giặc đi theo Hoàng Phúc, do tình thân thiện với Nguyễn Trãi và yêu đất Việt .nên một lòng một dạ nép mình giúp ta, góp phần mật báo cho ta biết giặc để ta càng biết ta. Trương Công Tào được Lê Lợi và Nguyễn Trãi quý mến, các vị vua chúa ưu ái ông là không có gì lạ.
Cụ mới chọn phần đất là xã Thiên Kiện, huyện Thanh Liêm, phủ Lỵ Nhân, trấn Sơn Nam làm trang điền canh tác. Hàng năm, trang điền này cung tiến cho vua gạo tẻ trắng thơm. Phàm những đinh phu của các họ xã Thiên Kiện đều được miễn lao dịch để canh tác ruộng cho cụ. Nhân đó, cụ mới lấy Thiên Kiện làm tên hiệu”.
Phía trước là dòng sông Kinh Thủy, thủy triều phát nguyên từ An Xá và Khởi Cầu đổ về, mạch từ Bạch Hổ chạy đến phía trước. Lại có di cảo chép rằng: Núi Trà Xuyên có nhiều mạch chuyển về phía sau. Núi Trà Xuyên tiềm ẩn nhiều châu báu. Có một nhà Nho chú rằng: ở đây có một bến sông, có thể trồng trọt cấy cày được. Do đó, cụ về đây định cư. Nay có tên hiệu là Trà Châu thì cũng nguyên do như thế ... Lúc sinh thời, cụ thường giữ đạo, làm điều nghĩa, tích công, giúp của và nhân đức để lại cho con cháu muôn đời. Muôn đời thực là nhờ công lao trí lực gầy dựng của cụ từ thuở ấy.
Trương Công Tào, sau cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, Lê Lợi đánh thắng nhà Minh xâm lăng thì trong cung đình Lê Thái Tổ (1428) đã có sự hiện diện của Trương Công Tào với chức Lễ tân bộ Lễ. Trong Trương thế gia ký có chép là: “Cụ là người tỉnh Quảng Tây, nước Đại Minh (Trung Quốc). Quảng Tây vốn là Quảng Đông, nay mới đổi là phủ Ngô Châu, tỉnh Quảng Tây (ngờ rằng cụ là người làng Linh An, huyện Vĩnh Hiển. Nhưng đều thất truyền, nên mạo muội ghi vào, chưa thật đích xác). Khoảng niên hiệu Vĩnh Lạc nhà Minh (1403-1425), cụ từ kinh đô nhà Minh theo viên Thượng thư kiêm An Nam Bố chính, Nhị ty sự là Hoàng Phúc đến nước ta, ở trong thành Đông Quan (nay là Hà Nội- NBS). Khi Lê Lợi khởi nghĩa, giao chiến với quân nhà Minh trong nhiều năm với nhiều trận ác liệt. Cuối cùng nhà Minh thua to mới xin đầu hàng. Thượng thư Hoàng Phúc trở về nước Minh.Bấy giờ cụ tổ ta (của dòng họ Trương Công-NBS) vì gia đình là người Việt, mới xin lưu giúp cho triều Lê.. Gia thất ở trong thành điện ở kinh đô. Đến đời vua Thánh tông Thuần Hoàng đế Lê Thánh Tông (1460 - 1497) (1), thấy cụ là người phương Bắc trải qua các đời của 4 triều vua trước mà vẫn chưa có gia sản. Vì thế mới lấy quan điền ban cho, và được chọn nơi đất tốt để đóng đồn cư, định nơi ở. Cụ mới chọn phần đất ở xã Thiên Kiện, huyện Thanh Liêm, phủ Lỵ Nhân, trấn Sơn Nam làm trang điền canh tác, cung tiến cho vua gạo tẻ trắng.
Phàm những đinh phu của các họ xã Thiên Kiện được miễn lao dịch để canh tác ruộng cho cụ, vì phần nhiều đất trang điền thuộc địa phận xã Thiên Kiện. Nhân đó cụ lấy Thiên Kiện làm tên hiệu.”
Trương Thế gia ký chỉ nói xuất xứ giản lược và sự làm ăn cư trú tại Việt Nam của cụ Trương Công Tào có vậy. Ngoài ra không diễn giải rõ “Sau cuộc khởi nghĩa đánh thắng giặc Minh, trong cung đình Lê Thái Tổ đã có sự hiện diện của cụ Trương Công Tào với chức Lễ tân bộ Lễ (2)”.
Sự nghiệp công danh thế nào mà người của phương Bắc xâm lăng nước ta bại trận lại được ban ngay chức Lễ tân bộ Lễ của tân triều đình Lê Thái Tổ?
Thế là chúng tôi phải đi đến các chi trong dòng họ Trương đang sinh sống ỏ trên nhiều miền Tổ quốc để tìm hiểu việc này. Gặp cụ Trương Công Giang, sinh năm 1926, nguyên là cán bộ nhà nước, nay đã nghỉ hưu, cư trú tại Tổ 16, phường Phương Lâm, thành phố Hòa Bình, ông già đã ngoài 80 tuổi này cho biết: "Từ năm 1985 đến nay, khi nghỉ hưu tôi đã cùng các anh em trong gia đình quyết chí đi tìm những người nhà họ Trương mong được chắp phả khớp tình dòng huyết thống đang khao khát quây quần đoàn tụ anh em con cháu. Việc làm này là trìu tượng và miên man ... Nhưng rồi cũng tìm được gia phả, bia danh và mồ mả của tổ tiên".
Về cụ khởi tổ Trương Công Tào, ông Giang cho biết: Mộ cụ vẫn còn, được đặt ở cánh đồng xứ Cây Thị (Trà Châu). Mộ đặt theo
hướng Đông Bắc- Tây Nam trên thế đất hình con cá chép. Xưa nay vẫn quen gọi là mả ông Công Tào.
Còn việc cụ Tào vốn là người phương Bắc mà tại sao lại được vua ta ưu ái nhiều đến thế? Ông Giang kể chuyện:“Tương truyền, Trương Công Tào quen biết Nguyễn Trãi là từ khi Nguyễn Trãi lên ải Bắc đưa tiễn cha Nguyễn Phi Khanh đi đày ...
Khi nhà Minh đánh chiếm được Đông Quan thành, có bắt giữ Nguyễn Trãi. Nhưng vì ông là bậc hiền nhân quân tử đã nổi danh nên họ không giết. Ông bị quản thúc trong thành Trương Công Tào và Nguyễn Trãi nhận ra nhau từ hai đôi ánh mắt. Công Tào có mẹ vốn là người Việt, ông lại phải theo Minh về xâm lăng nước Việt thì đau đớn đến nhường nào. Công Tào bí mật ngầm gặp Nguyễn Trãi. Được Nguyễn Trãi nhiều lần giải cho nghe về quê hương đất nước với truyền thống đánh giặc giữ nhà mấy ngàn năm lịch sử ... Sức truyền cảm từ lòng thành, từ bề dày trí tuệ của Nguyễn Trãi đã cuốn hút, thu phục hoàn toàn tâm trí vị quan to trong Tổng hành dinh của giặc ... Xong rồi, Nguyễn Trãi lại ngồi viết tiếp Bình Ngô sách.
Thế là thời cơ đến đã đến lúc phải đến. Trước đấy Công Tào đã cảm hoá được những người lính gác cổng thành, họ đều là những người đáng tin cậy, rất kính trọng Công Tào. Ông đã khéo léo bố trí trong một đêm tối trời Nguyễn Trãi có thời cơ bí mật rời khỏi thành Đông Quan gặp Trần Nguyên Hãn, hai người xuôi phía Nam, khăn gói quả mướp treo trên đầu đòn xóc tre như những nông phu đi vào nơi xa kiếm công ăn việc làm. Hai người lặn lội tắt rừng phía tây trấn Sơn Nam, luồn rừng Xích Thổ sang Vụ Bản(3), Nho Quan(4), tắt Thạch Thành(5) lên Đèo ống(6) rồi bám theo tả ngạn sông Mã, vượt qua nhiều trạm trấn giữ của người Minh để tìm được Lê Lợi ở Lam Sơn. Lê Lợi gặp Nguyễn Trãi, như Vũ Cố đã nói: “Chẳng khác gì Lưu Bị gặp Khổng Minh”. Đó là nhân nghĩa, trí tâm và dũng mãnh. Vậy rất có thể là Nguyễn Trãi và Trần Nguyên Hãn đến được với Lê Lợi là do Công Tào sắp đặt tài tình để hai ông an toàn ra đi vào nơi đang chuẩn bị những chiến cuộc trừ diệt nhà Minh bạo tàn.
có lẽ khi Nguyễn Trãi viết Bình Ngô sách nơi thành điện Đông Quan, Công Tào cũng là người cung cấp cứ liệu cùng những ý đồ chiến lược của nhà Minh nên đã góp cho Nguyễn Trãi nắm chắc được hồn vía của cuộc xâm lăng, nên ông đã viết thành công và Lê Lợi vững tin vào ngày chiến thắng.
Điều kiện gần như đã hoàn tất, ngày Canh Thân, tháng giêng năm Mậu Tuất (1418), Lê Lợi, Nguyễn Trãi dẫn đầu hào kiệt dựng cờ nghĩa thề giết hết giặc Minh xâm lược, giải phóng ách đô hộ. Tháng chín năm 1418 viên tổng binh nhà Minh là Lý Bân đem quân tới căn cứ nghĩa quân lùng sục. Vì biết trước nên ta mai phục ở Mường Một, dùng tên tẩm thuốc độc bắn giặc làm chết và bị thương đến quá nửa. Chúng thua vội rút quân về.
Tháng tư năm Kỷ Hợi (1419) ta chủ động đánh các đồn Nga Lạc(7). Tháng năm năm đó đóng quân ở Đà Sơn(8). Lại được tin quân Minh tiến đánh. Ta phục kích ở Mường Chánh(9) cản phá giặc đánh tan chúng, xong đến đóng ở Lư Sơn(10). ít lâu chuyển sang Mường Thôi(11) rồi lại về Vu Sơn(12).
Tháng mười năm Canh Tý (1420), nghe tin quân Minh sắp đến, quân ta mai phục ở Bến Bồng(13) chờ quân giặc, trận này ta lại đại thắng. Khi ta chuyển quân đến Mường Thôi thì lại được tin mật báo: Tên Đồng tư châu là Cầm Lạn sẽ dẫn bọn Lý Bân, Phương Chính đem 20 vạn quân theo đường Quỳ Châu (Nghệ An) đến thẳng Mường Thôi.
Quân ta phục sẵn ở Thi Lang(14) chặn đánh. Bân và Chính bỏ lính chết để chạy thoát thân. Tháng mười một năm ấy ta lại khiêu khích nhử giặc rồi diệt đồn Nga Lạc, Quan Đa(15)...
Ngày 29 tháng 11 năm Tân Sửu (1421), ta được biết tham tướng nhà Minh là Trần Trí sẽ đem quân Giao Châu cùng số ngụy binh gồm hơn 10 vạn tên đến đánh Kinh Lộng, Ba Lẫm(16) của ta.
Quân ta chủ động mai phục ... Khi giặc đến, quân ta đánh trống reo hò, xông tới chém hơn ngàn thủ cấp.Sau đó ta lại nhận được mật báo, Trần Trí vẫn tỏ ra khinh chủ tướng ta ít quân, hắn cho phá núi mở đường để tiến đánh. Quân ta phục kích ở Đèo ống đợi giặc. Quả nhiên đến trưa, Trí đem quân từ núi xuống. Ta phục 2 bên xông ra đánh. Quân Trí phải lui.
Cứ như vậy, lực lượng ta càng ngày càng mạnh là điều căn bản. Song vấn đề: Vì biết trước, Được tin, Nghe tin, Được tin mật báo, Nhận được mật báo... đều góp phần không nhỏ để ta giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác. Khi chiến sự ở Thanh Hoa tạm yên, quân ta tuyển thêm đinh tráng, rèn sửa vũ khí, luyện quân sĩ, chứa sẵn lương thảo chuẩn bị tiến vào Nghệ An.
Cứ như vậy, tuy gặp nhiều gian khổ, bị nhiều mất mát hy sinh, song ta đã nhổ hết các đồn giặc ở Nghệ An, bao vây truy bức khống chế thành giặc ở Nghệ An, sau đó dùng 70 chiến. thuyền vượt biển thẳng đánh vào các xứ ở Tân Bình(16), Thuận Hóa(17)... đều thắng cả.
Tháng 8 năm Bính Ngọ (1426), sau khi căn bản giải phóng được miền đất từ Thanh Hoa trở vào, nghĩa quân ta đã có một hậu phương rộng lớn và lực lượng trưởng thành nhanh chóng. Lê Lợi và Bộ chỉ huy quyết định: Nghĩa quân chia làm 3 đạo tiến sâu vào vùng địch tạm chiếm ở phía Bắc. Lực lượng của 3 đạo quân này có nhiệm vụ nặng nề là tiến sâu vào vùng sông Hồng, sông Đà giải phóng đất đai, thành lập chính quyền mới. Đồng thời có nhiệm vụ chặn quân tiếp viện từ phía Trung Quốc sang. Quân ta đã đánh thắng các trận Ninh Kiều(18), ở cánh đồng Cổ Lãm(19), Tam La(20), Tốt Động, Chúc Động(21). Trận này ta băm nát đội hình của giặc, dồn chúng xuống cánh đồng lầy lội, diệt 5 vạn tên, phá tan quân giặc, chém được Thượng thư Trần Hiệp, Nội quan Lý Lượng. Vương Thông bị thương chạy thục mạng về thành Đông Quan. Trận này giặc chết đuối nhiều đến nỗi nước sông Ninh Kiều tắc nghẽn. Mô tả trận huyết chiến này, Nguyễn Trãi đã từng viết trong Bình Ngô đại cáo như sau:
Trận Ninh Kiều máu chảy thành sông, hôi tanh muôn thuở
Trận Tốt Động thây phơi đầy nội, thối để ngàn thu.
Tin thắng trận Tốt Động- Chúc Động được báo về hành dinh Lỗi Giang (Bộ chỉ huy đang đóng ở Thanh Hoa), Lê Lợi đích thân dẫn đại quân và 20 thớt voi đi gấp đến Sơn Nam - Vùng núi Hạc(22), căn cứ quân sự do Vũ Cố(23) thiết lập trước ngày Lam Sơn khởi nghĩa. Sau khi dừng chân tại Tổng hành dinh Núi Hạc mấy ngày thì vụt thấy có tin đưa tới, Vương Thông thu nhặt tàn quân bị thua ở Tốt Động- Chúc Động đến cướp đồn Trung Liệt(24) của ta và mũi khác sẽ tiến đánh Đại bản doanh Núi Hạc. Lê Lợi giao cho Vũ Cố lập phương án tác chiến và giao ông trực tiếp chỉ huy trận này, Vũ Cố thưa:
- Nếu ta giao chiến sẽ bị chậm lại ... Sợ bọn viện binh cướp mất đồn Trung Liệt. Trung Liệt mà mất, thế nước sẽ nguy vậy. Chẳng bằng ta tiến giữ Trung Liệt...
Lê Lợi theo kế ấy, Vũ Cố thực hiện kế sách đánh phá chuẩn bị làm cho đối phương không kịp trở tay. Ta cấp tốc vây đánh Trung Liệt tiêu diệt hàng vạn quân giặc, giành lại Trung Liệt, còn căn cứ Núi Hạc, do ta nghi binh chúng không dám vào cướp phá.Trở lại đại bản doanh Núi Hạc, Lê Lợi đã cử các tướng đi đánh các thành Điện Diên, Thị Cầu, Tam Giang, Xương Giang, Khâu Ôn ... đều thắng cả. Tháng giêng năm Đinh Mùi (1427), Đại bản doanh chuyển lên bờ bắc Sông Lô đối lũy với thành Đông Quan. Quân ta vây chặt thành Đông Quan. Tháng mười, ta lại nhận được mật báo: Nhà Minh từ Trung Quốc sẽ đưa hơn 15 vạn viện binh chia làm hai đạo nhằm cứu vãn thành Đông Quan và chiếm lại những vùng ta đã giải phóng. Ta bố trí phục binh rất tinh xảo để chặn đánh không cho chúng vào sâu, tạo điều kiện cho Vũ Cố chém đầu Thái tử Đại tướng Liễu Thăng trên đỉnh núi Mã Yên. Trận Chi Lăng- Xương Giang ấy ta thắng lợi. Thừa cơ quân ta truy kích diệt trên một vạn tên giặc. Đạo quân Lê Hoa(25) nghe tin bạt vía, trong phút chốc Mộc Thạnh lên ngựa tháo chạy về Trung Quốc.
Thành Đông Quan hoàn toàn cô lập rồi bị bức hàng. Đất nước ta lại vẹn toàn bờ cõi. Thiên hạ được bình yên. Ngày 15 tháng 4 năm Mậu Thân (1428), Lê Lợi lên ngôi vua Lê Thái Tổ ở Đông Kinh, đặt niên hiệu là Thuận Thiên, dựng Quốc hiệu là Đại Việt, đóng đô ở thành Thăng Long. Trong hàng chục vạn bại binh phương Bắc có một người trong những người đã góp những biệt tài giấu kín việc cấp tin tức họat động của đối phương cho ta, nên ta mới biết trước được tin mật báo.. để ta chuẩn bị lực lượng và kế sách, để ta đánh phá sự chuẩn bị của giặc.
Một trong những người ấy có lẽ là Trương Công Tào, chàng trai ngoài 20 tuổi này đã thầm lặng, tuyệt mật phối hợp xử lý mật vụ góp phần giúp nhân dân ta giải phóng ách xâm lăng bạo ngược. Đấy là chiến công của một nghĩa quân từ phe giặc tự nguyện cùng chung ý chí chiến đấu âm thầm trong lòng địch. Có lần Vũ Cố nói ở Đại bản doanh Núi Hạc với lính ta:
- Đúng! Cái chưa biết mới là cái đáng sợ.
Ta đã biết ý đồ của giặc qua những tin tức của Trương Công Tào và những người khác thì phần thắng hầu như nằm trong tầm tay ta cả. Cũng như thế, khi ta biết Trương Công Tào vốn là giặc đi theo Hoàng Phúc, do tình thân thiện với Nguyễn Trãi và yêu đất Việt .nên một lòng một dạ nép mình giúp ta, góp phần mật báo cho ta biết giặc để ta càng biết ta. Trương Công Tào được Lê Lợi và Nguyễn Trãi quý mến, các vị vua chúa ưu ái ông là không có gì lạ.