THÀNH VIÊN
HỘI ĐỒNG HỌ TRƯƠNG VIỆT NAM
GIA PHẢ
HỌ Trương Văn
THÔNG TIN
PHẢ KÝ
TỘC ƯỚC
TỪ ĐƯỜNG - HƯƠNG HỎA
PHẢ ĐỒ
BÀI VIẾT
Địa chỉ: Thôn Lâm Xuyên, xã Phú Điền, huyện Nam Sách
Người Biên soạn: Trương Văn Nhi
Người Liên hệ: Trương Văn Nhi
Điện thoại: 01274529324 - Email: truongsaohoa@gmail.com
Người Biên soạn: Trương Văn Nhi
Người Liên hệ: Trương Văn Nhi
Điện thoại: 01274529324 - Email: truongsaohoa@gmail.com
Đời thứ nhất: 01. Trương Văn Tam, Thủy tổ họ Trương thôn Lâm Xuyên, xã Phú Điền, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương (gọi tắt là Họ Trương Lâm Xuyên).
Khoảng năm 1924, cụ Thủy tổ Trương Văn Tam, sinh năm 1896, ở thôn Thổ Ốc, xã Nhân Hưng, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam ra làng Quao (nay là thôn Lâm Xuyên, xã Phú Điền, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương) cùng đoàn thợ mộc dựng đình và chùa. Sau một thời gian, cụ Trương Văn Tam, có vóc dáng to cao, ưa nhìn, chân thật và hiền lành, người làng thường gọi là Phó Tam, lấy cụ tổ tỷ Nguyễn Thị Vy làm nghề gốm (nghề làm nồi, chum, vại…bằng đất sét nung) ở thôn này. Đây là thời kỳ nghề gốm đang cực thịnh. Do kinh doanh tốt nên hai cụ giầu có đứng hàng nhất nhì trong làng. Nhà hai cụ thường thuê 10 đến 12 người giúp việc. Đến năm 1928, hai cụ sinh người con trai đầu lòng tên là Trương Văn Sam, tiếp đến hai người con gái: Trương Thị Gằm Nhớn và Trương Thị Gằm Con (đến thời kỳ kháng chiến chống Pháp, bà Gằm Nhớn cải tên là Đính, bà Gằm Con cải tên là Định), sau đến người con trai út tên là Trương Văn Ủn (năm 1953, đi bộ đội cải tên là Trương Thanh Sơn). Năm 1945, làng gốm Quao bị chết đói hàng trăm người. Nạn đói này, hai cụ đã trợ giúp được nhiều người thoát chết, trong đó có 12 người làm thuê và gia đình họ. Để làm việc phúc này, hai cụ phải phân phối từng bát cơm đối với người trong nhà, cụ thể là người con dâu cả của hai cụ mới sinh con đầu lòng nên ưu tiên ăn ba bát cơm đầy, còn các người khác chỉ được ăn 2-3 bát cơm vơi (bằng miệng bát) mỗi bữa. Đến nay nhiều người vẫn còn nhớ ơn hai cụ.
Ngày 18 tháng 10 năm 1947 (tức ngày 05 tháng 9 năm Định Hợi), cụ Trương Văn Tam bị giặc Pháp bắn chết trong một trận càn tại làng. Năm dó cụ 51 tuổi. Sau khi sang cát mộ cụ được tang tại đống sau chùa, sau đó đống này bị phá, mộ của cụ không tìm thấy. Hiện nay, tại đống Mả Chợ (thuộc nghĩa trang nhân dân của làng), con cháu xây phần mộ cho cụ bên cạnh cụ bà và rước vong cụ về đó để con cháu chắm sóc.
Đời thứ 2: 01.01. Trương Văn Sam.
Cụ Trương Văn Sam sinh vào tháng 4 năm 1928. Là con đầu lòng và giống bố Tam như đúc. Cụ được ăn học từ nhỏ. Hồi đó cụ theo học chữ Hán là chủ yếu, vì Pháp chỉ mở trường học ở thành thị. Cụ thông minh, hiền lành và thật thà. Vốn là con nhà giàu thời ấy nên bố mẹ lấy vợ cho cụ từ năm 10 tuổi. Vợ cụ là cụ bà Nguyễn Thị Bỉnh (người làm nồi đất giỏi trong làng), con cụ Nguyễn Văn Chiểu (ngày 08 tháng 5 năm 1951, cụ bị giặc Pháp bắt rồi thủ tiêu, sau này được công nhận là liệt sĩ), người cùng làng. Cụ kém vợ 4 tuổi. Hai cụ sống rất hạnh phúc và sinh được 9 người con. Sinh nhiều, nhưng vì thời đó thuốc chữa bệnh hiếm hoi nên cuối cùng chỉ còn 5 người con (3 trai, 2 gái), theo thứ tự : Con trai đầu lòng là Trương Văn Nhi (sinh 29/5/1944, là kỹ sư chế tạo máy, vợ là Nguyễn Thị Thân, có 3 con: Con trai cả Trương Hồng Diên, con gái thứ Trương Thị Kim Ái, con trai út Trương Văn Hội ), con gái thứ 2 là Trương Thị Bưởi (sinh năm 1947, là bác sĩ nhi khoa, chồng là Phạm Văn Tám, có 2 con trai là Phạm Văn Nguyên và Phạm Mạnh Hà ). Sau đó đến Trương Hoài Nam (sinh năm 1958, là dược sĩ trung cấp, vợ là Vũ Thị Thủy, có 3 con đều là gái: Trương Thị Lộc, Trương Thị Thấm, Trương Thị Loan), Trương Văn Bắc (sinh năm 1963, tốt nghiệp phổ thông trung học, vợ là Nguyễn Thị Lương, có 2 con: Con trai đầu lòng Trương Ngọc Dương, con gái Trương Thị Việt Chinh), Trương Thị Mai Hoàn (sinh năm 1969, cử nhân, chồng là Hà Nam Hưng (hiện nay đã ly hôn), có 1 con gái là Hà Thị Thu Hoài).
Tuy là con nhà giầu nhưng cụ tham gia cách mạng từ năm 17 tuổi.
Tháng 8 năm 1945 ông gia nhập Đoàn Thanh niên Cứu quốc. Ngày 14 tháng 11 năm 1948 cụ được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ đây cụ Trương Văn Sam liên tục được Đảng phân công đảm nhiệm các công tác sau đây:
Tháng 11 năm 1948 phụ trách Trưởng Ban Thông tin xã. Đến tháng 10 năm 1949 làm Thường vụ Chi ủy và Bí thư Liên Việt xã Phú Điền. Từ tháng 4 năm 1950 đến tháng 3 năm 1952 làm bí thư thanh niên huyện Nam Sách. Từ tháng 4 năm 1952 đến tháng 8 năm 1952 làm Bí thư Chi bộ kiêm Chủ tịch UBHC xã Phú Điền.
Đến tháng 9 năm 1952, trong một cuộc vây ráp của giặc Pháp, do gián điệp chỉ điểm, cụ bị giặc Pháp bắt tại một căn hầm bí mật và bị chúng đầy ra nhà tù đảo Phú Quốc.
Tháng 9 năm 1954, cụ được trở về do giặc Pháp chấp hành Hiệp định Giơ-ne-vơ trao trả tù binh tại Sầm Sơn (Thanh Hóa).
Sau một thời gian nghỉ ngơi và làm việc tạm thời ở UBHC xã Phú Điền, tháng 2 năm 1955, cụ được điều động ra tiếp thu khu mỏ Hông Quảng (nay là tỉnh Quảng Ninh) và làm Trưởng phòng nghiệp vụ Công ty Thực phẩm Hồng Quảng. Đến năm 1960, cụ làm cửa hàng Trưởng Cửa hàng Thực phẩm thị xã Hồng Gai và trúng cử vào Ban chấp hành Đảng bộ thị xã Hồng Gai 2 khóa liền (1961- 1962). Cuối năm 1963, cụ được cử đi học đại học chuyên tu tại Trường Đại học Thương nghiệp Trung ương (Hà Nội). Năm 1968. sau khi tốt nghiệp cụ được điều về làm Bí thư Đảng ủy kiêm phó Hiệu trưởng Trường Trung học Thương nghiệp Miền núi Bắc Thái (trên địa bàn thành phố Thái Nguyên). Năm 1978 được điều về làm Bí thư Đảng ủy, phó Hiệu trưởng trường Trung học Thương nghiệp Hồng Lạc, Hải Dương. Năm 1979 cũng đảm nhiệm chức vụ như vậy tại Trường Nghiệp vụ HTX mua bán Trung ương (Hà Nội). Tháng 8 năm 1982 đến tháng 8 năm 1985 giữ chức danh quyền Hiệu trưởng, Bí thư Đảng ủy trường này (nay là Trường Trung học Quản lý và Công nghệ).
Ngày 21 tháng 8 năm 1985, cụ Trương Văn Sam đã qua đời ở tuổi 58 do một căn bệnh hiểm nghèo sau chuyến đi học lớp quản lý từ Liên Xô về. Đây là thiệt thòi vô cùng lớn đối với cụ và sự tiếc thương vô hạn đối con cháu, gia đình cụ…
Đời thứ 2: 01.02. Trương Thị Đính (Gằm Nhớn)
Cụ Trương Thị Đính sinh năm 1930. Thừa hưởng gien của cha và mẹ, vì vậy ở tuổi thiếu nữ, cụ đẹp nhất nhì trong làng, có lẽ vì thế mà đời cụ chuân chuyên. Cụ có nước da trắng, cao thon, khỏe mạnh, mặt trái soan. Cụ hiền lành, chăm chỉ giúp mẹ và chị dâu phụ làm nồi đất nung. Năm 1951-1952, cụ sang thành phố Hải Dương ở với dì ruột (cụ Nguyễn Thị Tiêm) rồi lấy chồng không chính thức. Chồng cụ tên là Đắc (đi lính cho Pháp, đã có vợ và con, quê ở Gia Lộc, Hải Dương). Năm 1955, cụ theo chồng tập kết vào miền Nam với tên trong hồ sơ là Lê Thị Ghịn ( lấy tên vợ của cụ Đắc). Chính vì thế mà sau này các cháu của cụ gặp không ít khó khăn khi xét kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngày 30 tháng 4 năm 1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng, Tổ quốc thống nhất, cũng không thấy tin tức gì về cụ. Mãi đến năm 1977 cụ mới gặp được người anh cả (khi cụ Trương Văn Sam có chuyến công tác vào thành phố Hồ Chí Minh mới tìm gặp được). Đến năm 1994, cụ được người cháu cả là Trương Văn Nhi vào đưa cụ về quê (lúc này cụ sống với người con gái là Nguyễn Thị Xuân Mai ở Vũng Tàu). Sống với các em và cháu chắt mới được một năm, cụ lại vào Vũng Tàu ở với con gái. Đến năm 2003, cụ bị bệnh mất, thọ 73 tuổi.
Đời thứ 2: 01.03. Trương Thị Định (Gằm Con)
Cụ Trương Thị Định sinh năm 1933. Cụ giống mẹ nhiều hơn nên thấp hơn người chị gái. Cụ hoạt bát, nhanh nhẹn, khỏe mạnh, xốc vác trong nghề gốm và biết làm ruộng. Từ năm 1952 đến năm 1954, cụ là du kích chống Pháp. Năm 1953, cụ lấy cụ Nguyễn Văn Thắng là bộ đội, người cùng làng, chưa được 4 tháng thì cụ Thắng hy sinh. Đến năm 1956, cụ đi bước nữa. Chồng cụ là Nguyễn Văn Thi, sinh năm 1932, cũng là bộ đội ở thôn Kim Bảng cùng xã (hai làng giáp nhau). Sau đó, cụ theo chồng lên Điện Biên cùng làm công nhân tại Nông trường Điện Biên do quân đội quản lý. Năm 1995 cụ và chồng chuyển về quê mẹ sinh sống cùng người con trai thứ ba là Nguyễn Văn Cử (nay là trưởng nam). Hai cụ đều có lương hưu. Năm 2010, chồng cụ bị bệnh chết. Cụ có 6 người con theo thứ tự sau: Nguyễn Văn Đua (sinh 31/8/1961, đến 26/12/1989 bị chết do tai nạn rủi ro, đã có vợ tên là Bùi Thị Tam, và 1 con trai tên là Nguyễn Văn Tài, hiện nay Tài đã có vợ con cùng sống ở quê bà nội); Nguyễn Thị May (sinh tháng 02 năm 1964, chồng là Trần Văn Bôn, có 02 con: Trần Văn Biên và Trần Thị Phương); Nguyễn Văn Cử (sinh tháng 02 năm 1966, vợ là Nguyễn Thị Minh, có 2 con: Nguyễn Thị Mai Anh và Nguyễn Tiến Dũng); Nguyễn Thị Thư (sinh tháng 6 năm 1968, chồng là Đỗ Văn Tâm đã chết do cảm, có 2 con trai là Đỗ Văn Quang và Đỗ Văn Minh); Nguyễn Văn Đức (sinh tháng 02 năm 1970, vợ là Nguyễn Thị Liễu, có 2 con là Nguyễn Thị Tĩnh và Nguyễn Văn Long); Nguyễn Thị Tính (sinh tháng 02 năm 1972, có 2 đời chồng: Chồng thứ nhất tên là Minh sinh được 1 con gái tên là Nguyễn Thị Huy, chồng thứ hai tên là Dong sinh được 1 con trai tên là Hoàng).
Đời thứ 2: 01.04. Trương Thanh Sơn
Cụ Trương Thanh Sơn (tên khai sinh là Trương Văn Cung) sinh ngày 02 tháng 6 năm 1936. Ngày sinh của cụ trùng với ngày bên nhà hàng xóm có con lợn nái mới đẻ, nên các cụ đặt tên cụ là Ủn. Sau này lớn lên, năm 1953, cụ đi bộ đội cải tên là Thanh Sơn. Là con trai út, cụ được chiều chuộng, nhưng khi lớn lên giữa thời kỳ thực dân Pháp thẳng tay đàn áp cách mạng, nên cụ không được đi học như người anh cả. Từ Cách mạng Tháng Tám thành công đến khi đi bộ đội, cụ cũng chỉ được đi học bình dân như mọi người. Cụ vinh dự là quân tình nguyện được tham gia vào chiến dịch Điên Biên. Năm 1958, cụ chuyển ngành vào Công ty Thực phẩm Hồng Quảng, sau chuyển về Nhà máy Đông lạnh Công ty Thực phẩm Hải Dương.
Năm 1956, cụ lấy cụ Nguyễn Thị Ý là người cùng làng, rất thạo nghề gốm đất nung, đẹp người, to cao, khỏe mạnh, hay lam hay làm. Hai cụ sinh được 5 người con (3 gái, 2 trai), cả 5 người con đều học hết phổ thông Trung học và đều làm nông nghiệp và lao động tự do; thứ tự xếp như sau: Trương Thị Yến Ngọc (sinh ngày 20/6/1961), Trương Thị Kim Oanh (sinh ngày 24/2/1964), Trương Thanh Thủy (sinh ngày 26/4/1968), Trương Thị Thúy Yên (sinh ngày 20/9/1970), Trương Công Minh (sinh ngày 7/3/1973). Cụ về hưu năm 1990. Cụ tham gia nhiều đoàn thể ở thôn, trong đó nhiều năm cụ là Chi hội phó Cựu chiến binh thôn.
Đời thứ 3: 01.01.01. Trương Văn Nhi
Ông Trương Văn Nhi sinh trong khoảng 4 giờ 30 phút, ngày 29 tháng 5 năm 1944, đúng vào ngày 8 tháng 4 nhuận năm Giáp Thân. Ông giống mẹ nhiều hơn giống cha: người tầm thước, hơi gầy, thông minh và hiền lành. Sinh ra và lớn lên trong thời kỳ Cách mạng còn trứng nước và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ác liệt, việc học văn hóa gặp nhiều khó khăn. Đến năm 10 tuổi (1954) mới học tương đương lớp 1/10 (học tư ở thị trấn Nam Sách, nơi gia đình tản cư trong vùng Pháp chiếm đóng). Khi miền Bắc hoàn toàn giải phóng, ông về theo các lớp “bình dân học vụ”. Cuối năm 1955 sang đầu năm 1956 cải cách ruộng đất, gia đình bị quy là địa chủ nên bị tịch thu hết thóc gạo. Ông đã phải cùng em gái đi kiếm ăn cứu đói cho cả nhà (mót khoai, kiếm các loại rau, xin gạo ở một số nhà tốt bụng làm thuê cho gia đình hồi xưa…). Rất may, sau đó cuộc cải cách ruộng đất được sửa sai, gia đình ông xuống thành phần trung nông, được đi vay ăn. Thoát chết đói. Người ông gầy guộc, quần áo rách mướp. Tháng 9 năm 1956, ông được đưa ra Hồng Gai ở với cha và thi được vào học lớp 3 trường phổ thông cấp I thị xã. Lên lớp 4 ông lại về quê ở với mẹ và học tại Trường phổ thông cấp I An Lâm. Lên lớp 7, ông lại chuyển ra Trường phổ thông cấp 2 thị xã Hồng Gai. Thời kỳ này ông học giỏi đều các môn. Tháng 9 năm 1962, ông trúng tuyển vào cấp 3, học được mấy tháng ông chuyển về lớp 8A, Trường phổ thông cấp 3 Nam Sách (Hải Dương). Kết thúc lớp 8, ông đạt loại giỏi (các môn toán, lý, hóa, Trung Văn đề được điểm tổng kết tối đa - điểm 5 Liên Xô (theo thang điểm của Liên Xô hồi đó). Ngày 26 tháng 6 năm 1963 ông nhập ngũ theo tiếng gọi của Tổ quốc. Ở quân đội, ông được đào tạo lái xe và trở thành chiến sĩ lái xe Trường Sơn. Năm 1968, ông đi đầu đoàn xe vượt qua bãi bom từ trường của Mỹ mới thả trên địa phận huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh). Xe trúng bom, bẹp dúm nhưng ông thoát chết (vết thương: Gẫy xương hàm dưới, vỡ bờ hốc mắt trái, thủng màng nhĩ…). Qua trận này, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Tháng 4 năm 1969, ông chuyển về công tác ở quê hương với thương tật 31%. Sau thời gian học tiếp văn hóa, năm 1971 ông thi trúng tuyển vào Trường Đại học Bách khoa Hà Nội với điểm cao. Trong 5 năm học ở trường, ông giữ chức danh Lớp Trưởng lớp K16A, Khoa Chế tạo máy (nay là Khoa Cơ khí); sau đó được bầu vào chức danh Bí thư Chi bộ K16, Khoa Chế tạo máy cho đên năm tốt nghiệp. Năm 1977, ông về công tác tại Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Hải Dương giữ chức danh Trưởng phòng Thông tin Khoa học-Kỹ thuật. Năm 1978, ông được bầu làm phó Bí thư chi bộ cơ quan, và được UBND tỉnh bổ nhiệm phó Tổng Biên tập tờ Thông tin Khoa học và Kỹ thuật Hải Hưng. Năm 1994, Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật được chuyển thành Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường, ông được Chủ tịch tỉnh bổ nhiệm chức danh Chánh Thanh tra Sở. Sau đó được bầu vào Ban chấp hành Đảng bộ cơ quan, giữ chức danh Đảng ủy viên, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra. Ngoài các công việc trên, ông tiếp tục tham gia hoạt động báo chí và được cấp thẻ phóng viên. Tháng 6 năm 2005, ông về hưu. Hiện nay ông đảm nhận chức danh phó Chủ tich Hội Bảo vệ nhiên và Môi trường tinh Hải Dương, hội viên Hội Nhà báo Việt Nam (được cấp Thẻ Nhà báo), sinh hoạt trong Câu lạc bộ Nhà báo Cao tuổi tỉnh Hải Dương.
Ông lấy vợ năm 1970. Vợ ông là Nguyễn Thị Thân, sinh ngày 26 tháng 6 năm 1949 tại thôn Vạn Tuế, xã Tân Việt, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương. Hiện nay ông có 3 con - 2 trai 1 gái, thứ tự là: Trương Hồng Diên, sinh ngày 26 tháng 3 năm 1972, tốt nghiệp Trường Trung cấp nghiệp vụ quản lý Bộ Công nghiệp nặng (nay là bộ Công Thương), Giám đốc Công ty TNHH sản xuất, thương mại và dịch vụ Khai Phong (Phú Điền, Nam Sách, Hải Dương); Trương Thị Kim Ái, sinh ngày 20 tháng 10 năm 1974, tốt nghiệp phổ thông trung học, nhân viên Bảo Việt và nhân viên Viettel; Trương Văn Hội, sinh ngày 07 tháng 11 năm 1982, tốt nghiệp Trường Đại học Luật Hà Nội, hiện là Trưởng phòng nhân sự, Công ty TNHH Công nghiệp BROTHER Việt Nam (khu công nghiệp Phúc Điền, Cẩm Giàng, Hải Dương).
Đời thứ 3: 01.01.02. Trương Thị Bưởi
Năm 1947, giặc Pháp tái chiếm khu vực cầu Lai Vu và cầu Phú Lương. Tránh cuộc càn quét này, bà Nguyễn Thị Bỉnh cùng gia đình chạy lên Khu căn cứ Chí Linh (Hải Dương). Được vài ngày thì bà trở dạ đẻ. Chủ nhà kiêng kỵ nên không cho bà sinh nở trong nhà, bà phải ra vườn nằm đẻ dưới gốc cây bưởi. Người con bà sinh tại đây vào ngày 02 tháng 8 năm 1947 là gái nên được đặt tên là Trương Thị Bưởi. Bà là người đẹp gái xếp hàng thứ nhất trong làng. Do điều kiện chiến tranh nên năm 17 tuổi mới tốt nghiệp phổ thông trung học. Có bằng này, bà được cha cho đi học y tá và làm việc tại bệnh viện huyện Đầm Hà khu Hồng Quảng (nay là tỉnh Quảng Ninh). Từ bệnh viện Đầm Hà, năm năm 1970 – 1971, bà đi học bổ túc văn hóa tại Trường Bổ túc công nông cấp 3 Đông Triều rồi thi trúng tuyển vào Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên khóa 1972 – 1978. Năm 1973, bà sinh con trai đầu lòng tại trường. Vừâ nuôi con nhỏ vừa học. Chồng bà là Phạm Văn Tám, sinh năm 1944, bạn học của anh trai và cùng quê, thời kỳ này là họa sĩ trong quân đội. Năm 1978, bà ra trường với bằng tốt nghiệp chuyên khoa nhi và được anh trai thu xếp về công tác tại Ủy ban Bảo vệ Bà mẹ và Trẻ em tỉnh Hải Hưng (nay là Hải Dương và Hưng Yên). Ba năm sau, bà xin chuyển về Ủy ban Bảo vệ Bà mẹ và Trẻ em Trung ương. Khi Ủy ban này giải thể, bà chuyển về Nhà máy Rượu Hà Nội và được đề bạt là Trưởng phòng y tế (nay là Công ty Rượu Bia Hà Nội). Năm 2002, bà nghỉ hưu. Hiện nay hai vợ chồng bà cùng hai con trai với hai cháu nội sống ở căn hộ hơn một trăm mét vuông, tầng 9, nhà chung cư số…, khu Kim Liên, Hà Nội. Bà là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
Đời thứ 3: 01.01,03. Trương Văn Nam (Hoài Nam).
Ngày 18 tháng 10 năm 1947 (tức ngày 05 tháng 9 năm Định Hợi), cụ Trương Văn Tam bị giặc Pháp bắn chết trong một trận càn tại làng. Năm dó cụ 51 tuổi. Sau khi sang cát mộ cụ được tang tại đống sau chùa, sau đó đống này bị phá, mộ của cụ không tìm thấy. Hiện nay, tại đống Mả Chợ (thuộc nghĩa trang nhân dân của làng), con cháu xây phần mộ cho cụ bên cạnh cụ bà và rước vong cụ về đó để con cháu chắm sóc.
Đời thứ 2: 01.01. Trương Văn Sam.
Cụ Trương Văn Sam sinh vào tháng 4 năm 1928. Là con đầu lòng và giống bố Tam như đúc. Cụ được ăn học từ nhỏ. Hồi đó cụ theo học chữ Hán là chủ yếu, vì Pháp chỉ mở trường học ở thành thị. Cụ thông minh, hiền lành và thật thà. Vốn là con nhà giàu thời ấy nên bố mẹ lấy vợ cho cụ từ năm 10 tuổi. Vợ cụ là cụ bà Nguyễn Thị Bỉnh (người làm nồi đất giỏi trong làng), con cụ Nguyễn Văn Chiểu (ngày 08 tháng 5 năm 1951, cụ bị giặc Pháp bắt rồi thủ tiêu, sau này được công nhận là liệt sĩ), người cùng làng. Cụ kém vợ 4 tuổi. Hai cụ sống rất hạnh phúc và sinh được 9 người con. Sinh nhiều, nhưng vì thời đó thuốc chữa bệnh hiếm hoi nên cuối cùng chỉ còn 5 người con (3 trai, 2 gái), theo thứ tự : Con trai đầu lòng là Trương Văn Nhi (sinh 29/5/1944, là kỹ sư chế tạo máy, vợ là Nguyễn Thị Thân, có 3 con: Con trai cả Trương Hồng Diên, con gái thứ Trương Thị Kim Ái, con trai út Trương Văn Hội ), con gái thứ 2 là Trương Thị Bưởi (sinh năm 1947, là bác sĩ nhi khoa, chồng là Phạm Văn Tám, có 2 con trai là Phạm Văn Nguyên và Phạm Mạnh Hà ). Sau đó đến Trương Hoài Nam (sinh năm 1958, là dược sĩ trung cấp, vợ là Vũ Thị Thủy, có 3 con đều là gái: Trương Thị Lộc, Trương Thị Thấm, Trương Thị Loan), Trương Văn Bắc (sinh năm 1963, tốt nghiệp phổ thông trung học, vợ là Nguyễn Thị Lương, có 2 con: Con trai đầu lòng Trương Ngọc Dương, con gái Trương Thị Việt Chinh), Trương Thị Mai Hoàn (sinh năm 1969, cử nhân, chồng là Hà Nam Hưng (hiện nay đã ly hôn), có 1 con gái là Hà Thị Thu Hoài).
Tuy là con nhà giầu nhưng cụ tham gia cách mạng từ năm 17 tuổi.
Tháng 8 năm 1945 ông gia nhập Đoàn Thanh niên Cứu quốc. Ngày 14 tháng 11 năm 1948 cụ được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ đây cụ Trương Văn Sam liên tục được Đảng phân công đảm nhiệm các công tác sau đây:
Tháng 11 năm 1948 phụ trách Trưởng Ban Thông tin xã. Đến tháng 10 năm 1949 làm Thường vụ Chi ủy và Bí thư Liên Việt xã Phú Điền. Từ tháng 4 năm 1950 đến tháng 3 năm 1952 làm bí thư thanh niên huyện Nam Sách. Từ tháng 4 năm 1952 đến tháng 8 năm 1952 làm Bí thư Chi bộ kiêm Chủ tịch UBHC xã Phú Điền.
Đến tháng 9 năm 1952, trong một cuộc vây ráp của giặc Pháp, do gián điệp chỉ điểm, cụ bị giặc Pháp bắt tại một căn hầm bí mật và bị chúng đầy ra nhà tù đảo Phú Quốc.
Tháng 9 năm 1954, cụ được trở về do giặc Pháp chấp hành Hiệp định Giơ-ne-vơ trao trả tù binh tại Sầm Sơn (Thanh Hóa).
Sau một thời gian nghỉ ngơi và làm việc tạm thời ở UBHC xã Phú Điền, tháng 2 năm 1955, cụ được điều động ra tiếp thu khu mỏ Hông Quảng (nay là tỉnh Quảng Ninh) và làm Trưởng phòng nghiệp vụ Công ty Thực phẩm Hồng Quảng. Đến năm 1960, cụ làm cửa hàng Trưởng Cửa hàng Thực phẩm thị xã Hồng Gai và trúng cử vào Ban chấp hành Đảng bộ thị xã Hồng Gai 2 khóa liền (1961- 1962). Cuối năm 1963, cụ được cử đi học đại học chuyên tu tại Trường Đại học Thương nghiệp Trung ương (Hà Nội). Năm 1968. sau khi tốt nghiệp cụ được điều về làm Bí thư Đảng ủy kiêm phó Hiệu trưởng Trường Trung học Thương nghiệp Miền núi Bắc Thái (trên địa bàn thành phố Thái Nguyên). Năm 1978 được điều về làm Bí thư Đảng ủy, phó Hiệu trưởng trường Trung học Thương nghiệp Hồng Lạc, Hải Dương. Năm 1979 cũng đảm nhiệm chức vụ như vậy tại Trường Nghiệp vụ HTX mua bán Trung ương (Hà Nội). Tháng 8 năm 1982 đến tháng 8 năm 1985 giữ chức danh quyền Hiệu trưởng, Bí thư Đảng ủy trường này (nay là Trường Trung học Quản lý và Công nghệ).
Ngày 21 tháng 8 năm 1985, cụ Trương Văn Sam đã qua đời ở tuổi 58 do một căn bệnh hiểm nghèo sau chuyến đi học lớp quản lý từ Liên Xô về. Đây là thiệt thòi vô cùng lớn đối với cụ và sự tiếc thương vô hạn đối con cháu, gia đình cụ…
Đời thứ 2: 01.02. Trương Thị Đính (Gằm Nhớn)
Cụ Trương Thị Đính sinh năm 1930. Thừa hưởng gien của cha và mẹ, vì vậy ở tuổi thiếu nữ, cụ đẹp nhất nhì trong làng, có lẽ vì thế mà đời cụ chuân chuyên. Cụ có nước da trắng, cao thon, khỏe mạnh, mặt trái soan. Cụ hiền lành, chăm chỉ giúp mẹ và chị dâu phụ làm nồi đất nung. Năm 1951-1952, cụ sang thành phố Hải Dương ở với dì ruột (cụ Nguyễn Thị Tiêm) rồi lấy chồng không chính thức. Chồng cụ tên là Đắc (đi lính cho Pháp, đã có vợ và con, quê ở Gia Lộc, Hải Dương). Năm 1955, cụ theo chồng tập kết vào miền Nam với tên trong hồ sơ là Lê Thị Ghịn ( lấy tên vợ của cụ Đắc). Chính vì thế mà sau này các cháu của cụ gặp không ít khó khăn khi xét kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngày 30 tháng 4 năm 1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng, Tổ quốc thống nhất, cũng không thấy tin tức gì về cụ. Mãi đến năm 1977 cụ mới gặp được người anh cả (khi cụ Trương Văn Sam có chuyến công tác vào thành phố Hồ Chí Minh mới tìm gặp được). Đến năm 1994, cụ được người cháu cả là Trương Văn Nhi vào đưa cụ về quê (lúc này cụ sống với người con gái là Nguyễn Thị Xuân Mai ở Vũng Tàu). Sống với các em và cháu chắt mới được một năm, cụ lại vào Vũng Tàu ở với con gái. Đến năm 2003, cụ bị bệnh mất, thọ 73 tuổi.
Đời thứ 2: 01.03. Trương Thị Định (Gằm Con)
Cụ Trương Thị Định sinh năm 1933. Cụ giống mẹ nhiều hơn nên thấp hơn người chị gái. Cụ hoạt bát, nhanh nhẹn, khỏe mạnh, xốc vác trong nghề gốm và biết làm ruộng. Từ năm 1952 đến năm 1954, cụ là du kích chống Pháp. Năm 1953, cụ lấy cụ Nguyễn Văn Thắng là bộ đội, người cùng làng, chưa được 4 tháng thì cụ Thắng hy sinh. Đến năm 1956, cụ đi bước nữa. Chồng cụ là Nguyễn Văn Thi, sinh năm 1932, cũng là bộ đội ở thôn Kim Bảng cùng xã (hai làng giáp nhau). Sau đó, cụ theo chồng lên Điện Biên cùng làm công nhân tại Nông trường Điện Biên do quân đội quản lý. Năm 1995 cụ và chồng chuyển về quê mẹ sinh sống cùng người con trai thứ ba là Nguyễn Văn Cử (nay là trưởng nam). Hai cụ đều có lương hưu. Năm 2010, chồng cụ bị bệnh chết. Cụ có 6 người con theo thứ tự sau: Nguyễn Văn Đua (sinh 31/8/1961, đến 26/12/1989 bị chết do tai nạn rủi ro, đã có vợ tên là Bùi Thị Tam, và 1 con trai tên là Nguyễn Văn Tài, hiện nay Tài đã có vợ con cùng sống ở quê bà nội); Nguyễn Thị May (sinh tháng 02 năm 1964, chồng là Trần Văn Bôn, có 02 con: Trần Văn Biên và Trần Thị Phương); Nguyễn Văn Cử (sinh tháng 02 năm 1966, vợ là Nguyễn Thị Minh, có 2 con: Nguyễn Thị Mai Anh và Nguyễn Tiến Dũng); Nguyễn Thị Thư (sinh tháng 6 năm 1968, chồng là Đỗ Văn Tâm đã chết do cảm, có 2 con trai là Đỗ Văn Quang và Đỗ Văn Minh); Nguyễn Văn Đức (sinh tháng 02 năm 1970, vợ là Nguyễn Thị Liễu, có 2 con là Nguyễn Thị Tĩnh và Nguyễn Văn Long); Nguyễn Thị Tính (sinh tháng 02 năm 1972, có 2 đời chồng: Chồng thứ nhất tên là Minh sinh được 1 con gái tên là Nguyễn Thị Huy, chồng thứ hai tên là Dong sinh được 1 con trai tên là Hoàng).
Đời thứ 2: 01.04. Trương Thanh Sơn
Cụ Trương Thanh Sơn (tên khai sinh là Trương Văn Cung) sinh ngày 02 tháng 6 năm 1936. Ngày sinh của cụ trùng với ngày bên nhà hàng xóm có con lợn nái mới đẻ, nên các cụ đặt tên cụ là Ủn. Sau này lớn lên, năm 1953, cụ đi bộ đội cải tên là Thanh Sơn. Là con trai út, cụ được chiều chuộng, nhưng khi lớn lên giữa thời kỳ thực dân Pháp thẳng tay đàn áp cách mạng, nên cụ không được đi học như người anh cả. Từ Cách mạng Tháng Tám thành công đến khi đi bộ đội, cụ cũng chỉ được đi học bình dân như mọi người. Cụ vinh dự là quân tình nguyện được tham gia vào chiến dịch Điên Biên. Năm 1958, cụ chuyển ngành vào Công ty Thực phẩm Hồng Quảng, sau chuyển về Nhà máy Đông lạnh Công ty Thực phẩm Hải Dương.
Năm 1956, cụ lấy cụ Nguyễn Thị Ý là người cùng làng, rất thạo nghề gốm đất nung, đẹp người, to cao, khỏe mạnh, hay lam hay làm. Hai cụ sinh được 5 người con (3 gái, 2 trai), cả 5 người con đều học hết phổ thông Trung học và đều làm nông nghiệp và lao động tự do; thứ tự xếp như sau: Trương Thị Yến Ngọc (sinh ngày 20/6/1961), Trương Thị Kim Oanh (sinh ngày 24/2/1964), Trương Thanh Thủy (sinh ngày 26/4/1968), Trương Thị Thúy Yên (sinh ngày 20/9/1970), Trương Công Minh (sinh ngày 7/3/1973). Cụ về hưu năm 1990. Cụ tham gia nhiều đoàn thể ở thôn, trong đó nhiều năm cụ là Chi hội phó Cựu chiến binh thôn.
Đời thứ 3: 01.01.01. Trương Văn Nhi
Ông Trương Văn Nhi sinh trong khoảng 4 giờ 30 phút, ngày 29 tháng 5 năm 1944, đúng vào ngày 8 tháng 4 nhuận năm Giáp Thân. Ông giống mẹ nhiều hơn giống cha: người tầm thước, hơi gầy, thông minh và hiền lành. Sinh ra và lớn lên trong thời kỳ Cách mạng còn trứng nước và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ác liệt, việc học văn hóa gặp nhiều khó khăn. Đến năm 10 tuổi (1954) mới học tương đương lớp 1/10 (học tư ở thị trấn Nam Sách, nơi gia đình tản cư trong vùng Pháp chiếm đóng). Khi miền Bắc hoàn toàn giải phóng, ông về theo các lớp “bình dân học vụ”. Cuối năm 1955 sang đầu năm 1956 cải cách ruộng đất, gia đình bị quy là địa chủ nên bị tịch thu hết thóc gạo. Ông đã phải cùng em gái đi kiếm ăn cứu đói cho cả nhà (mót khoai, kiếm các loại rau, xin gạo ở một số nhà tốt bụng làm thuê cho gia đình hồi xưa…). Rất may, sau đó cuộc cải cách ruộng đất được sửa sai, gia đình ông xuống thành phần trung nông, được đi vay ăn. Thoát chết đói. Người ông gầy guộc, quần áo rách mướp. Tháng 9 năm 1956, ông được đưa ra Hồng Gai ở với cha và thi được vào học lớp 3 trường phổ thông cấp I thị xã. Lên lớp 4 ông lại về quê ở với mẹ và học tại Trường phổ thông cấp I An Lâm. Lên lớp 7, ông lại chuyển ra Trường phổ thông cấp 2 thị xã Hồng Gai. Thời kỳ này ông học giỏi đều các môn. Tháng 9 năm 1962, ông trúng tuyển vào cấp 3, học được mấy tháng ông chuyển về lớp 8A, Trường phổ thông cấp 3 Nam Sách (Hải Dương). Kết thúc lớp 8, ông đạt loại giỏi (các môn toán, lý, hóa, Trung Văn đề được điểm tổng kết tối đa - điểm 5 Liên Xô (theo thang điểm của Liên Xô hồi đó). Ngày 26 tháng 6 năm 1963 ông nhập ngũ theo tiếng gọi của Tổ quốc. Ở quân đội, ông được đào tạo lái xe và trở thành chiến sĩ lái xe Trường Sơn. Năm 1968, ông đi đầu đoàn xe vượt qua bãi bom từ trường của Mỹ mới thả trên địa phận huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh). Xe trúng bom, bẹp dúm nhưng ông thoát chết (vết thương: Gẫy xương hàm dưới, vỡ bờ hốc mắt trái, thủng màng nhĩ…). Qua trận này, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Tháng 4 năm 1969, ông chuyển về công tác ở quê hương với thương tật 31%. Sau thời gian học tiếp văn hóa, năm 1971 ông thi trúng tuyển vào Trường Đại học Bách khoa Hà Nội với điểm cao. Trong 5 năm học ở trường, ông giữ chức danh Lớp Trưởng lớp K16A, Khoa Chế tạo máy (nay là Khoa Cơ khí); sau đó được bầu vào chức danh Bí thư Chi bộ K16, Khoa Chế tạo máy cho đên năm tốt nghiệp. Năm 1977, ông về công tác tại Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Hải Dương giữ chức danh Trưởng phòng Thông tin Khoa học-Kỹ thuật. Năm 1978, ông được bầu làm phó Bí thư chi bộ cơ quan, và được UBND tỉnh bổ nhiệm phó Tổng Biên tập tờ Thông tin Khoa học và Kỹ thuật Hải Hưng. Năm 1994, Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật được chuyển thành Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường, ông được Chủ tịch tỉnh bổ nhiệm chức danh Chánh Thanh tra Sở. Sau đó được bầu vào Ban chấp hành Đảng bộ cơ quan, giữ chức danh Đảng ủy viên, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra. Ngoài các công việc trên, ông tiếp tục tham gia hoạt động báo chí và được cấp thẻ phóng viên. Tháng 6 năm 2005, ông về hưu. Hiện nay ông đảm nhận chức danh phó Chủ tich Hội Bảo vệ nhiên và Môi trường tinh Hải Dương, hội viên Hội Nhà báo Việt Nam (được cấp Thẻ Nhà báo), sinh hoạt trong Câu lạc bộ Nhà báo Cao tuổi tỉnh Hải Dương.
Ông lấy vợ năm 1970. Vợ ông là Nguyễn Thị Thân, sinh ngày 26 tháng 6 năm 1949 tại thôn Vạn Tuế, xã Tân Việt, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương. Hiện nay ông có 3 con - 2 trai 1 gái, thứ tự là: Trương Hồng Diên, sinh ngày 26 tháng 3 năm 1972, tốt nghiệp Trường Trung cấp nghiệp vụ quản lý Bộ Công nghiệp nặng (nay là bộ Công Thương), Giám đốc Công ty TNHH sản xuất, thương mại và dịch vụ Khai Phong (Phú Điền, Nam Sách, Hải Dương); Trương Thị Kim Ái, sinh ngày 20 tháng 10 năm 1974, tốt nghiệp phổ thông trung học, nhân viên Bảo Việt và nhân viên Viettel; Trương Văn Hội, sinh ngày 07 tháng 11 năm 1982, tốt nghiệp Trường Đại học Luật Hà Nội, hiện là Trưởng phòng nhân sự, Công ty TNHH Công nghiệp BROTHER Việt Nam (khu công nghiệp Phúc Điền, Cẩm Giàng, Hải Dương).
Đời thứ 3: 01.01.02. Trương Thị Bưởi
Năm 1947, giặc Pháp tái chiếm khu vực cầu Lai Vu và cầu Phú Lương. Tránh cuộc càn quét này, bà Nguyễn Thị Bỉnh cùng gia đình chạy lên Khu căn cứ Chí Linh (Hải Dương). Được vài ngày thì bà trở dạ đẻ. Chủ nhà kiêng kỵ nên không cho bà sinh nở trong nhà, bà phải ra vườn nằm đẻ dưới gốc cây bưởi. Người con bà sinh tại đây vào ngày 02 tháng 8 năm 1947 là gái nên được đặt tên là Trương Thị Bưởi. Bà là người đẹp gái xếp hàng thứ nhất trong làng. Do điều kiện chiến tranh nên năm 17 tuổi mới tốt nghiệp phổ thông trung học. Có bằng này, bà được cha cho đi học y tá và làm việc tại bệnh viện huyện Đầm Hà khu Hồng Quảng (nay là tỉnh Quảng Ninh). Từ bệnh viện Đầm Hà, năm năm 1970 – 1971, bà đi học bổ túc văn hóa tại Trường Bổ túc công nông cấp 3 Đông Triều rồi thi trúng tuyển vào Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên khóa 1972 – 1978. Năm 1973, bà sinh con trai đầu lòng tại trường. Vừâ nuôi con nhỏ vừa học. Chồng bà là Phạm Văn Tám, sinh năm 1944, bạn học của anh trai và cùng quê, thời kỳ này là họa sĩ trong quân đội. Năm 1978, bà ra trường với bằng tốt nghiệp chuyên khoa nhi và được anh trai thu xếp về công tác tại Ủy ban Bảo vệ Bà mẹ và Trẻ em tỉnh Hải Hưng (nay là Hải Dương và Hưng Yên). Ba năm sau, bà xin chuyển về Ủy ban Bảo vệ Bà mẹ và Trẻ em Trung ương. Khi Ủy ban này giải thể, bà chuyển về Nhà máy Rượu Hà Nội và được đề bạt là Trưởng phòng y tế (nay là Công ty Rượu Bia Hà Nội). Năm 2002, bà nghỉ hưu. Hiện nay hai vợ chồng bà cùng hai con trai với hai cháu nội sống ở căn hộ hơn một trăm mét vuông, tầng 9, nhà chung cư số…, khu Kim Liên, Hà Nội. Bà là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
Đời thứ 3: 01.01,03. Trương Văn Nam (Hoài Nam).
- TRƯƠNG VĂN TAM