THÀNH VIÊN
HỘI ĐỒNG HỌ TRƯƠNG VIỆT NAM
GIA PHẢ
HỌ Trương
THÔNG TIN
PHẢ KÝ
TỘC ƯỚC
TỪ ĐƯỜNG - HƯƠNG HỎA
PHẢ ĐỒ
BÀI VIẾT
Địa chỉ: Viên Nội, Ứng Hoà
Người Biên soạn: Trương Tuấn Đức
Người Liên hệ: Trương Thanh Hà
Điện thoại: 01684682178 - Email:
Người Biên soạn: Trương Tuấn Đức
Người Liên hệ: Trương Thanh Hà
Điện thoại: 01684682178 - Email:
Tổ tiên ta nguồn gốc ở ngoại vi Thanh Hoá, thuộc xã Phúc Thành, Phủ Trường An (Gia Khánh, Ninh Bình) nay đổi là xã Phúc Am, Huyện Hoa Lư, tỉnh Hà Nam Ninh. Ở đó đến đời thứ 7 (cuối thế kỷ thứ XIII) thì sinh ra cụ Trương Hán Siêu (1275 -1354) hiệu là Thăng Phủ. Cụ đã từng giúp Trần Hưng Đạo đánh quân Nguyên. Sau làm Giám nghị đại phu từ thời vua Trần Anh Tông đến vua Trần Dụ Tông (Giám nghị đại phu là can gián vua, để vua làm điều tốt lành, ích nước lợi dân). Cụ không những là nhà chính trị lỗi lạc mà còn là một nhà thơ kiệt xuất đời nhà Trần. Thơ văn của Cụ còn lại một số tác phẩm trong đó có bài phú “sông Bạch Đằng” (Bạch Đằng Giang phú). Sáng tác khoảng 50 năm sau khi đắnh thắng quân Nguyên. Là một bài thơ có giá trị - nội dung ca ngợi những chiến công oanh liệt của ông cha ta chống ngoại xâm từ thời Ngô Quyền đến đời nhà Trần.
Quê hương của cụ có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng như núi Dục Thuý, động Liên Sơn. Cụ có nhiều bài thơ, phú được khắc vào đá, sau này các danh nhân như thi sĩ - nhà vua Lê Thánh Tông, Phạm Sư Mạnh, Phạm Văn Nghị v.v.. đều có thơ hoạ lại.
Đến đời vua Trần Dụ Tông, năm Giáp Ngọ (Thiệu phong thứ 14) Cụ làm chức quan “Hành khiển Tả tham tự chính sự” ra trấn thủ đất Hoá Châu (sau đổi là Hồng Châu, nay là tỉnh Hải Dương) . Lúc này tuổi Cụ đã cao, lại có bệnh thấp khớp, thường xuyên phải về kinh đô về chầu vua và bàn việc nước, nhưng chưa đến Thăng Long thì Cụ đã mất, thọ 79 tuổi (1354), vua Trần Dụ Tông phong cụ là Thái Bảo Công.
Lúc sinh thời, cụ trấn thủ ở đâu đều lấy vợ nơi đó, nên con cháu, dòng dõi nơi nào cũng có.
Cụ thể:
- Từ đời thứ 7 đến đến Cụ Trương Hán Siêu có gia phả tại xã Phúc Am, Huyện Hoa Lư (Hà Nam Ninh) - quyển thứ I.
- Từ cụ Trương Hán Siêu đến Cụ Phù Thuyết có gia phả tại xã Dậu Linh, Huyện Ninh Thanh, Hải Hưng - quyển thứ II.
Cụ Phù Thuyết đỗ tiến sỹ năm Mậu Dần, đời vua Lê Nhân Tông (Diệu Ninh thứ 5) đến Lê Chiêu Tông ( Quang Thiệu thứ 7, Cụ làm Lại Bộ thượng thư).
Tháng 6 năm Đinh Hợi Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, Đăng Dung sai cụ thảo tờ chiếu chiêu an các quan và nhân dân, Cụ từ chối cho là tuổi già , xin về quê hưu trí ở Dâu Linh. Thực tế, Cụ không ưa nhà Mạc vì nhà mạc cướp ngôi vua, như vậy là không trung với vua.
Cụ và các con cháu cụ cùng với con cháu vua Lê, như Lê Ý ngầm chiêu binh, tập mã chống nhà Mạc.
Cụ Phù Thuyết lấy vợ thứ là Nguyễn Thị Từ Huệ, con quan Hộ bộ Tả thị lang, người Viên Nội, Phủ Ứng Thiên, Tỉnh Cầu Đơ (nay là huyện Ứng Hoà, tỉnh Hà Sơn Bình) Thuỷ tổ họ ta là con trai thứ 3 của Cụ Phù Thuyết và là con trai độc nhất của bà Từ Huệ.
Tính từ Cụ Trương Hán Siêu làm quan đời vua Trần Anh Tông, Đại Khánh năm thứ 2, năm Ất Mão đến Lê Cung Hoàng Thống Nguyên thứ 6 (Quý Hợi) là 215 năm thì cụ Phù Thuyết sinh ra cụ Phù Lạng, Thuỷ tổ họ ta.
Như vậy từ cụ Trương Hán Siêu đến năy (1984) là 709 năm.
Từ Cụ Phù Lang khai sinh ra họ Trương ta cho đến nay (1984) là 494 năm.
Trên đây là nguồn gốc tổ tiên ta từ đầu đến Viên Nội mà các cụ đã sinh ra chúng ta hiện nay.
Sau đây là lần lượt từ Cụ Thuỷ tổ Phù Lạng
đến các Cụ Tổ các chi I, II, III, IV
Quê hương của cụ có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng như núi Dục Thuý, động Liên Sơn. Cụ có nhiều bài thơ, phú được khắc vào đá, sau này các danh nhân như thi sĩ - nhà vua Lê Thánh Tông, Phạm Sư Mạnh, Phạm Văn Nghị v.v.. đều có thơ hoạ lại.
Đến đời vua Trần Dụ Tông, năm Giáp Ngọ (Thiệu phong thứ 14) Cụ làm chức quan “Hành khiển Tả tham tự chính sự” ra trấn thủ đất Hoá Châu (sau đổi là Hồng Châu, nay là tỉnh Hải Dương) . Lúc này tuổi Cụ đã cao, lại có bệnh thấp khớp, thường xuyên phải về kinh đô về chầu vua và bàn việc nước, nhưng chưa đến Thăng Long thì Cụ đã mất, thọ 79 tuổi (1354), vua Trần Dụ Tông phong cụ là Thái Bảo Công.
Lúc sinh thời, cụ trấn thủ ở đâu đều lấy vợ nơi đó, nên con cháu, dòng dõi nơi nào cũng có.
Cụ thể:
- Tại quê Phúc Am cụ lấy hai bà.
- Khi trấn thủ Hồng Châu cụ lấy một bà tại xã Dậu Linh, Huyện Thanh Miện, (nay là huyện Thanh Miện tỉnh Hải Hưng).
- Trấn thủ Sơn Nam (Nam Định ) cụ lấy một bà ở thôn Mai Cầu, Xã Đại Tân (còn có tên gọi là Trà Châu) nay thuộc huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam Ninh.
- Trấn thủ ở Ung Châu (nay là Nghệ Tĩnh) lấy một bà ở huyện La Sơn, Phủ Đức Quang.
- Khi Cụ đem quân đánh Chiêm Thành lấy một bà vợ ở xã Mỹ Khê Tây ( Thôn Bình Châu) Phủ An Nghĩa, Huyện Bình Sơn, Tỉnh Nghĩa Bình.
- Các bà đều có con cháu, một số con cháu ở lại quê ngoại như Hải Hưng, Nghệ Tĩnh, Hà Nam Ninh, Nghĩa Bình …
- Từ đời thứ 7 đến đến Cụ Trương Hán Siêu có gia phả tại xã Phúc Am, Huyện Hoa Lư (Hà Nam Ninh) - quyển thứ I.
- Từ cụ Trương Hán Siêu đến Cụ Phù Thuyết có gia phả tại xã Dậu Linh, Huyện Ninh Thanh, Hải Hưng - quyển thứ II.
Cụ Phù Thuyết đỗ tiến sỹ năm Mậu Dần, đời vua Lê Nhân Tông (Diệu Ninh thứ 5) đến Lê Chiêu Tông ( Quang Thiệu thứ 7, Cụ làm Lại Bộ thượng thư).
Tháng 6 năm Đinh Hợi Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, Đăng Dung sai cụ thảo tờ chiếu chiêu an các quan và nhân dân, Cụ từ chối cho là tuổi già , xin về quê hưu trí ở Dâu Linh. Thực tế, Cụ không ưa nhà Mạc vì nhà mạc cướp ngôi vua, như vậy là không trung với vua.
Cụ và các con cháu cụ cùng với con cháu vua Lê, như Lê Ý ngầm chiêu binh, tập mã chống nhà Mạc.
Cụ Phù Thuyết lấy vợ thứ là Nguyễn Thị Từ Huệ, con quan Hộ bộ Tả thị lang, người Viên Nội, Phủ Ứng Thiên, Tỉnh Cầu Đơ (nay là huyện Ứng Hoà, tỉnh Hà Sơn Bình) Thuỷ tổ họ ta là con trai thứ 3 của Cụ Phù Thuyết và là con trai độc nhất của bà Từ Huệ.
Tính từ Cụ Trương Hán Siêu làm quan đời vua Trần Anh Tông, Đại Khánh năm thứ 2, năm Ất Mão đến Lê Cung Hoàng Thống Nguyên thứ 6 (Quý Hợi) là 215 năm thì cụ Phù Thuyết sinh ra cụ Phù Lạng, Thuỷ tổ họ ta.
Như vậy từ cụ Trương Hán Siêu đến năy (1984) là 709 năm.
Từ Cụ Phù Lang khai sinh ra họ Trương ta cho đến nay (1984) là 494 năm.
Trên đây là nguồn gốc tổ tiên ta từ đầu đến Viên Nội mà các cụ đã sinh ra chúng ta hiện nay.
Sau đây là lần lượt từ Cụ Thuỷ tổ Phù Lạng
đến các Cụ Tổ các chi I, II, III, IV
Đang cập nhật ..
Đang cập nhật ..