THÀNH VIÊN
HỘI ĐỒNG HỌ TRƯƠNG VIỆT NAM
GIA PHẢ
HỌ Trương
THÔNG TIN
PHẢ KÝ
TỘC ƯỚC
TỪ ĐƯỜNG - HƯƠNG HỎA
PHẢ ĐỒ
BÀI VIẾT
Địa chỉ: Thôn Mỹ Lý , Diễn Kỷ, Diễn Châu
Người Biên soạn: Trương Ngọc Bảo - Hậu duệ đời thứ 16
Người Liên hệ: Trương Ngọc Bảo
Điện thoại: - Email: baohnv@gmail.com
Người Biên soạn: Trương Ngọc Bảo - Hậu duệ đời thứ 16
Người Liên hệ: Trương Ngọc Bảo
Điện thoại: - Email: baohnv@gmail.com
Nguồn gốc Họ Trương xã Diễn Kỷ - Diễn Châu - Nghệ An
Cụ Thuỷ tổ Trương Quang sinh tại quận Thanh Hà, tỉnh Trực Lệ, nước Yên. Cụ là một trong số mười hai vị tiên công (thập nhị tiên công): Vương Thông; Trương Quang; Đinh Minh; Trương Cầm; Trương Mang; Trương Quân; Doãn Mậu; Đặng Thiêm; Trần Tử Mai; Kim Thiện; Lý Tống và Thái Hoàng, sang Việt Nam năm 1406 (thời Lê sơ).
Năm 1416 Lê Lợi dấy binh chống lại nhà Minh, sau mười năm đến năm 1426 thì đánh dẹp được thành Đông Quan, nhà Minh và nhà Lê ký hợp ước hoà hoãn. Mười vị Tiên công về nước, còn hai cụ Trương Quang và Đặng Thiêm kết nghĩa anh em và ở lại ở Hoan Châu. Hai Cụ đã lập ấp, khai khẩn đất đai từ núi Mồng Gà (núi Gám, huyện Yên Thành, NA) đến tận Bến Thóc (lạch Vạn, Diễn Vạn, Diễn Châu, NA) dân gian có câu: “ thượng Mồng Gà - hạ Bến Thóc” là chỉ điển tích này, vừa rồi con cháu dòng họ đã tìm được Văn bia tại Yên Thành và rước về Nhà Thờ họ. Vì có công khai khẩn đất đai, chiêu dân lập ấp, đưa giống mới vào canh tác, ngăn mặn cải tạo đồng sác, đưa dân từ Hà Tĩnh ra làm muối... nên được phong “Thành Hoàng”. Vào thời chiến tranh Lê - Mạc, hai cụ có công phò Lê, diệt Mạc nên được sắc phong của vua Lê “Võ Liệt - Trung Kiên - Văn Phong - Đoan Túc”. Khi hai Cụ mất dân chúng đã lập đền thờ tại thôn Mỹ Lý - tổng Lý Trai - Diễn Châu phủ, nay là thôn Mỹ Lý - xã Diễn Kỷ - huyện Diễn Châu theo kiến trúc kiểu “Chồng Diêm”. Phía ngoài, trên từ đường đề chữ “Tụ Quốc Tộc”, phía trong hậu cung có bức Hoành phi “Tổ Hữu Thần”. Nhà thờ hai Cụ thần tổ được con cháu cũng như nhân dân trong vùng gọi là “Nhà thờ Bản Lý”. Hiện tại Nhà Thờ đang được Hội đồng Gia tộc trùng tu, tôn tạo. Ngày giỗ tổ hàng năm là ngày 15/11/ÂL.
Nơi đầu tiên mà hai Cụ định cư là Làng Sy (kẻ Sy) nay là xã Diễn Kỷ. Làng Sy có nghề truyền thống là đúc lưỡi cày phục vụ nông nghiệp nên làng còn có tên là Sy Cày. Nơi đây cũng là một vị trí có giao thông thuận tiện, đường sắt có ga Chợ Sy, đường bộ là nơi tiếp giáp của quốc lộ 1A và đường tỉnh lộ 538 (ngã ba cầu Bùng).
Từ năm 1406 đến nay con cháu hai Cụ đã sinh sôi nảy nở phát triển tính đến bây giờ là 22 đời. Con cháu đoàn kết xây dựng quê hương, giữ gìn bản sắc và phong tục tập quán và truyền thống dòng họ, có nhiều người đỗ đạt cao phục vụ cho đất nước. Năm 1998 tộc họ được vinh dự đón nguyên phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa về thăm. Nguyên bộ trưởng bộ TM Trương Đình Tuyển cũng thường xuyên về thăm quê và thăm dòng họ (bộ trưởng người xã Diễn Xuân, là một nhánh của dòng họ).
TỘC PHỔ DIỄN CA
Vật kia vốn tự trời sinh
Người ta có Tổ mới thành có ta.
Người ta ai cũng ông cha
Đều là con cháu ruột ra họ đương
Những mong nối dõi Tông đường
Hiếu thờ cha mẹ thuận nhường anh em
Sáu thân chín họ một niềm
Thuận hoà trên dưới ấm êm trong ngoài
Ân sâu nghĩa nặng lâu dài
Sống cùng vui vẻ sống thác thời tiếc thương
Khi hoạn nạn mọi đường giúp đỡ
Cánh trích linh che chở đầy đồng
Ngoài đường ngoài ngõ đề phòng
Có người khinh dễ ta cùng chống ngăn
Nhiều thế hệ nhiều năm dài dặc
Nhánh dưới trên dích dắc dây dưa
Tuy rằng tình nghĩa đã sơ
Đừng xem như kẻ thờ ơ ngoài đường
*
* *
Trước nương ta ta nương con cháu
Hiếu đễ là của báu trong nhà
Cơ cầu nối dõi ông cha
Vẽ tô công trước rạng toà người sau
Dựa núi Thái to cao vời vợi
Tử tôn tài Tộc đại vinh quang
Vui con cháu đẹp họ hàng
Ấy là mày trắng vẻ vang hơn người
*
* *
Bậc thứ nữa Trương, Thôi hai họ
Đem nghĩa nhân dạy dỗ trong nhà
Dồi mài đức hoá sâu xa
Nghìn năm nhành lá rùm rà tốt tươi
Trương Công Nghệ chín đời cùng ở
Trần cạnh xưa một cửa chín người
Gia đình rạng rỡ mười mươi
Ấy là gương sáng muôn đời nêu cao
*
* *
Cửa hiếu đễ trông vào tốt đẹp
Sao ít người trực tiếp noi theo
Cây cao cành lá rậm nhiều
Lâu ngày xa cách quên điều nghĩa ân
Người đương lúc chưa phân chưa biệt
Một cửa ra một bếp ăn chung
Mắt ngươi hình dáng đồng cùng
Giận cười ngồi đứng đều cùng với nhau
Lòng ân ái càng sâu càng đậm
Dạ yêu thương càng ngấm càng sâu
Ruột rà cắt rốn chôn rau
Chân tay cùng mắt với đầu chở che
Rồi đến lúc nhà chia cửa rẽ
Bếp ăn riêng mỗi kẻ một nơi
Mái chèo rời bến xa xôi
Sớm Tam giang đó, chiều thời Cửu giang
Sớm mới bước con đường một dặm
Chiều đã qua nghìn dặm trường đình
Năm dời tháng chuyển linh tinh
Tít mù không biết nhà mình tây đông
Vì vậy, tiếc nhà không lễ giáo
Gia phổ biên lộn lạo, không minh
Mục chiêu ngôi thứ chẳng rành
Anh em chú bác xưng danh lạc lầm
Hoặc có kẻ đi tầm phúc địa
ở cách xa cha mẹ họ hàng
Hoặc người sinh trưởng tha hương
Lâu ngày lưu lạc không tường Tổ Tiên
Ngày tháng đổi hiệu tên cùng khác
Họ lâu đời nghĩa bạc tình sơ
Giữa đường chạm nón đứng ngơ
Đồng thuyền họp mặt hững hờ người dưng
ấy cũng bởi không tường phổ ký
Quên Tổ tiên thế hệ trước sau
Dây mơ rễ má dài lâu
Biết gì cội gốc ở đâu mà dò
Người ta có là do Tiên tổ
Đồng giòng đều là họ nhà mình
Anh em cùng với ta sinh
Phải ghi gia phổ phân minh từng đời
Nhà có phổ, Nước thời có sử
Gia phổ biên thứ tự rõ ràng
Mục chiêu có thứ có hàng
Gốc sinh nhánh đẻ tỏ tường nguyên nhân
Tuy thế đại xa dần từng đoạn
Là Thánh nhân đặt hạn thân sơ
Nhưng mà ân ái từ xưa
Chín đời khác kẻ bơ thờ dửng dưng
Xưa ông Tiết sang Thương lập quốc
Vi tử là hệ thuộc nghìn năm
Đổi phong sang Tống xa xăm
Cao dương là gốc truy tầm không sai
Rồi ông Tắc sang Thai lập ấp
Thái bá là tam thập thế tôn
Sang Ngô lấy nước làm tên
Vẫn dòng Cơ tổ lưu truyền còn ghi
Người đời trước yêu vì đồng họ
Làm phổ đồ chỉ rõ từng chi
Tô Minh Dương đạo hai vì
Phổ minh, hiếu đễ đồng thì cũng minh
Biết đạo ấy liền sinh lòng thảo
Đưa nghìn vàng hậu báo họ hàng
Hoặc thư bách nhận tỏ tường
Dạy đoàn con cháu biết đường tề gia
*
* *
Phạm Trọng Yêm lụa ba trăm tấm
Lý Phỏng xưa lúa lậm đong ra
áo cơm cấp hết gần xa
Họ hàng thân thuộc một nhà ấm no
Thói nhân ấy nghìn thu rạng rỡ
Khí hoà kia muôn thủa vui tươi
Tổ tiên trông xuống mỉm cười
Mừng rằng con cháu nối đời thân yêu
Qua mạt thế người điêu đạo trái
Nghĩa nhân không, ân ái cũng không
Biết mình nào biết Tổ tông
Đói gần khinh dễ, giàu bông lông tìm
Chia nhà cửa không niềm ân ngãi
Bắt quàng xiên họ với người sang
Quách Thao lấy mộ Quách Dương
Cầu theo Đậu Phổ ấy chàng Đậu Luân
Người họ Mậu cầu ân tiến cử
Tự xưng dòng Mậu tử hiếu nhân
Họ Phương giả giọng công thần
Xưng dòng Phương tướng khoe thân quý quyền
Những người ấy đã nên vong Tổ
Chính là vì tộc phổ mơ hồ
Cho nên ta sợ ta lo
Vẽ ra đồ bản dặn dò về sau
Tuy rằng thế chưa hầu đã dễ
Duy những nhà thi lễ phồn hoa
Cháu con nối nghiệp ông cha
Nếu không học thức dễ mà đã hay
*
* *
Ta nay gặp được ngày thong thả
Đem cựu biên tô hoạ bản đồ
Ghi biên thế thứ xưng hô
Tập tành gia phổ một pho để truyền
Ghi rõ hết Tổ tiên phần mộ
Cùng ngày sinh, ngày giỗ rõ ràng
Chi phân phái biệt đàng hoàng
Theo xa báo gốc thêm đường tôn thân
Mong con cháu hậu nhân xem tựa
Đọc phổ mà biết nghĩa giống nòi
Tấm lòng hiễu đễ sục sôi
Cháu lành con hiếu muôn đời nối nhau
Đó là của báu dài lâu!
Cụ Thuỷ tổ Trương Quang sinh tại quận Thanh Hà, tỉnh Trực Lệ, nước Yên. Cụ là một trong số mười hai vị tiên công (thập nhị tiên công): Vương Thông; Trương Quang; Đinh Minh; Trương Cầm; Trương Mang; Trương Quân; Doãn Mậu; Đặng Thiêm; Trần Tử Mai; Kim Thiện; Lý Tống và Thái Hoàng, sang Việt Nam năm 1406 (thời Lê sơ).
Năm 1416 Lê Lợi dấy binh chống lại nhà Minh, sau mười năm đến năm 1426 thì đánh dẹp được thành Đông Quan, nhà Minh và nhà Lê ký hợp ước hoà hoãn. Mười vị Tiên công về nước, còn hai cụ Trương Quang và Đặng Thiêm kết nghĩa anh em và ở lại ở Hoan Châu. Hai Cụ đã lập ấp, khai khẩn đất đai từ núi Mồng Gà (núi Gám, huyện Yên Thành, NA) đến tận Bến Thóc (lạch Vạn, Diễn Vạn, Diễn Châu, NA) dân gian có câu: “ thượng Mồng Gà - hạ Bến Thóc” là chỉ điển tích này, vừa rồi con cháu dòng họ đã tìm được Văn bia tại Yên Thành và rước về Nhà Thờ họ. Vì có công khai khẩn đất đai, chiêu dân lập ấp, đưa giống mới vào canh tác, ngăn mặn cải tạo đồng sác, đưa dân từ Hà Tĩnh ra làm muối... nên được phong “Thành Hoàng”. Vào thời chiến tranh Lê - Mạc, hai cụ có công phò Lê, diệt Mạc nên được sắc phong của vua Lê “Võ Liệt - Trung Kiên - Văn Phong - Đoan Túc”. Khi hai Cụ mất dân chúng đã lập đền thờ tại thôn Mỹ Lý - tổng Lý Trai - Diễn Châu phủ, nay là thôn Mỹ Lý - xã Diễn Kỷ - huyện Diễn Châu theo kiến trúc kiểu “Chồng Diêm”. Phía ngoài, trên từ đường đề chữ “Tụ Quốc Tộc”, phía trong hậu cung có bức Hoành phi “Tổ Hữu Thần”. Nhà thờ hai Cụ thần tổ được con cháu cũng như nhân dân trong vùng gọi là “Nhà thờ Bản Lý”. Hiện tại Nhà Thờ đang được Hội đồng Gia tộc trùng tu, tôn tạo. Ngày giỗ tổ hàng năm là ngày 15/11/ÂL.
Nơi đầu tiên mà hai Cụ định cư là Làng Sy (kẻ Sy) nay là xã Diễn Kỷ. Làng Sy có nghề truyền thống là đúc lưỡi cày phục vụ nông nghiệp nên làng còn có tên là Sy Cày. Nơi đây cũng là một vị trí có giao thông thuận tiện, đường sắt có ga Chợ Sy, đường bộ là nơi tiếp giáp của quốc lộ 1A và đường tỉnh lộ 538 (ngã ba cầu Bùng).
Từ năm 1406 đến nay con cháu hai Cụ đã sinh sôi nảy nở phát triển tính đến bây giờ là 22 đời. Con cháu đoàn kết xây dựng quê hương, giữ gìn bản sắc và phong tục tập quán và truyền thống dòng họ, có nhiều người đỗ đạt cao phục vụ cho đất nước. Năm 1998 tộc họ được vinh dự đón nguyên phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa về thăm. Nguyên bộ trưởng bộ TM Trương Đình Tuyển cũng thường xuyên về thăm quê và thăm dòng họ (bộ trưởng người xã Diễn Xuân, là một nhánh của dòng họ).
TỘC PHỔ DIỄN CA
Vật kia vốn tự trời sinh
Người ta có Tổ mới thành có ta.
Người ta ai cũng ông cha
Đều là con cháu ruột ra họ đương
Những mong nối dõi Tông đường
Hiếu thờ cha mẹ thuận nhường anh em
Sáu thân chín họ một niềm
Thuận hoà trên dưới ấm êm trong ngoài
Ân sâu nghĩa nặng lâu dài
Sống cùng vui vẻ sống thác thời tiếc thương
Khi hoạn nạn mọi đường giúp đỡ
Cánh trích linh che chở đầy đồng
Ngoài đường ngoài ngõ đề phòng
Có người khinh dễ ta cùng chống ngăn
Nhiều thế hệ nhiều năm dài dặc
Nhánh dưới trên dích dắc dây dưa
Tuy rằng tình nghĩa đã sơ
Đừng xem như kẻ thờ ơ ngoài đường
*
* *
Trước nương ta ta nương con cháu
Hiếu đễ là của báu trong nhà
Cơ cầu nối dõi ông cha
Vẽ tô công trước rạng toà người sau
Dựa núi Thái to cao vời vợi
Tử tôn tài Tộc đại vinh quang
Vui con cháu đẹp họ hàng
Ấy là mày trắng vẻ vang hơn người
*
* *
Bậc thứ nữa Trương, Thôi hai họ
Đem nghĩa nhân dạy dỗ trong nhà
Dồi mài đức hoá sâu xa
Nghìn năm nhành lá rùm rà tốt tươi
Trương Công Nghệ chín đời cùng ở
Trần cạnh xưa một cửa chín người
Gia đình rạng rỡ mười mươi
Ấy là gương sáng muôn đời nêu cao
*
* *
Cửa hiếu đễ trông vào tốt đẹp
Sao ít người trực tiếp noi theo
Cây cao cành lá rậm nhiều
Lâu ngày xa cách quên điều nghĩa ân
Người đương lúc chưa phân chưa biệt
Một cửa ra một bếp ăn chung
Mắt ngươi hình dáng đồng cùng
Giận cười ngồi đứng đều cùng với nhau
Lòng ân ái càng sâu càng đậm
Dạ yêu thương càng ngấm càng sâu
Ruột rà cắt rốn chôn rau
Chân tay cùng mắt với đầu chở che
Rồi đến lúc nhà chia cửa rẽ
Bếp ăn riêng mỗi kẻ một nơi
Mái chèo rời bến xa xôi
Sớm Tam giang đó, chiều thời Cửu giang
Sớm mới bước con đường một dặm
Chiều đã qua nghìn dặm trường đình
Năm dời tháng chuyển linh tinh
Tít mù không biết nhà mình tây đông
Vì vậy, tiếc nhà không lễ giáo
Gia phổ biên lộn lạo, không minh
Mục chiêu ngôi thứ chẳng rành
Anh em chú bác xưng danh lạc lầm
Hoặc có kẻ đi tầm phúc địa
ở cách xa cha mẹ họ hàng
Hoặc người sinh trưởng tha hương
Lâu ngày lưu lạc không tường Tổ Tiên
Ngày tháng đổi hiệu tên cùng khác
Họ lâu đời nghĩa bạc tình sơ
Giữa đường chạm nón đứng ngơ
Đồng thuyền họp mặt hững hờ người dưng
ấy cũng bởi không tường phổ ký
Quên Tổ tiên thế hệ trước sau
Dây mơ rễ má dài lâu
Biết gì cội gốc ở đâu mà dò
Người ta có là do Tiên tổ
Đồng giòng đều là họ nhà mình
Anh em cùng với ta sinh
Phải ghi gia phổ phân minh từng đời
Nhà có phổ, Nước thời có sử
Gia phổ biên thứ tự rõ ràng
Mục chiêu có thứ có hàng
Gốc sinh nhánh đẻ tỏ tường nguyên nhân
Tuy thế đại xa dần từng đoạn
Là Thánh nhân đặt hạn thân sơ
Nhưng mà ân ái từ xưa
Chín đời khác kẻ bơ thờ dửng dưng
Xưa ông Tiết sang Thương lập quốc
Vi tử là hệ thuộc nghìn năm
Đổi phong sang Tống xa xăm
Cao dương là gốc truy tầm không sai
Rồi ông Tắc sang Thai lập ấp
Thái bá là tam thập thế tôn
Sang Ngô lấy nước làm tên
Vẫn dòng Cơ tổ lưu truyền còn ghi
Người đời trước yêu vì đồng họ
Làm phổ đồ chỉ rõ từng chi
Tô Minh Dương đạo hai vì
Phổ minh, hiếu đễ đồng thì cũng minh
Biết đạo ấy liền sinh lòng thảo
Đưa nghìn vàng hậu báo họ hàng
Hoặc thư bách nhận tỏ tường
Dạy đoàn con cháu biết đường tề gia
*
* *
Phạm Trọng Yêm lụa ba trăm tấm
Lý Phỏng xưa lúa lậm đong ra
áo cơm cấp hết gần xa
Họ hàng thân thuộc một nhà ấm no
Thói nhân ấy nghìn thu rạng rỡ
Khí hoà kia muôn thủa vui tươi
Tổ tiên trông xuống mỉm cười
Mừng rằng con cháu nối đời thân yêu
Qua mạt thế người điêu đạo trái
Nghĩa nhân không, ân ái cũng không
Biết mình nào biết Tổ tông
Đói gần khinh dễ, giàu bông lông tìm
Chia nhà cửa không niềm ân ngãi
Bắt quàng xiên họ với người sang
Quách Thao lấy mộ Quách Dương
Cầu theo Đậu Phổ ấy chàng Đậu Luân
Người họ Mậu cầu ân tiến cử
Tự xưng dòng Mậu tử hiếu nhân
Họ Phương giả giọng công thần
Xưng dòng Phương tướng khoe thân quý quyền
Những người ấy đã nên vong Tổ
Chính là vì tộc phổ mơ hồ
Cho nên ta sợ ta lo
Vẽ ra đồ bản dặn dò về sau
Tuy rằng thế chưa hầu đã dễ
Duy những nhà thi lễ phồn hoa
Cháu con nối nghiệp ông cha
Nếu không học thức dễ mà đã hay
*
* *
Ta nay gặp được ngày thong thả
Đem cựu biên tô hoạ bản đồ
Ghi biên thế thứ xưng hô
Tập tành gia phổ một pho để truyền
Ghi rõ hết Tổ tiên phần mộ
Cùng ngày sinh, ngày giỗ rõ ràng
Chi phân phái biệt đàng hoàng
Theo xa báo gốc thêm đường tôn thân
Mong con cháu hậu nhân xem tựa
Đọc phổ mà biết nghĩa giống nòi
Tấm lòng hiễu đễ sục sôi
Cháu lành con hiếu muôn đời nối nhau
Đó là của báu dài lâu!
Đền thờ được xây dựng tại Bản Lý (gọi là Bản lý Tộc) nay là thôn Mỹ Lý, Diễn Kỷ, Diễn Châu, Nghệ An, quay mặt ra hướng Đông, nhìn về phía sông Bùng và Quốc lộ 1A.
Đền được kiến trúc theo kiểu chồng diêm, năm 2011 được đầu tư tôn tạo và khánh thành vào tháng 10 âm lịch.
Phía trước đền là lăng Cụ thuỷ tổ và văn bia ghi công đức dòng họ. Ngày xưa đất đai khai khẩn tính từ Yên thành cho xuống tận Lạch Vạn. Các đinh trong họ đến 18 tuổi mới vào họ lớn và được chia đất.
Hàng năm lấy ngày 15/11 âm lịch là ngày tế Tổ, con cháu khắp mọi miền đều tề tựu đông đủ tham gia lễ tế.
Đền được kiến trúc theo kiểu chồng diêm, năm 2011 được đầu tư tôn tạo và khánh thành vào tháng 10 âm lịch.
Phía trước đền là lăng Cụ thuỷ tổ và văn bia ghi công đức dòng họ. Ngày xưa đất đai khai khẩn tính từ Yên thành cho xuống tận Lạch Vạn. Các đinh trong họ đến 18 tuổi mới vào họ lớn và được chia đất.
Hàng năm lấy ngày 15/11 âm lịch là ngày tế Tổ, con cháu khắp mọi miền đều tề tựu đông đủ tham gia lễ tế.