THÀNH VIÊN
HỘI ĐỒNG HỌ TRƯƠNG VIỆT NAM
GIA PHẢ
HỌ Trương
THÔNG TIN
PHẢ KÝ
TỘC ƯỚC
TỪ ĐƯỜNG - HƯƠNG HỎA
PHẢ ĐỒ
BÀI VIẾT
Địa chỉ: Thôn La Cầu, Xã Mỹ Thọ, Huyện Bình Lục
Người Biên soạn: Trương Văn Hộ, Trương Văn Hồng, Trương Quốc Chính
Người Liên hệ: Trương Quốc Chính
Điện thoại: 0913070587 - Email: Quocchinh_cand@yahoo.com.vn
Người Biên soạn: Trương Văn Hộ, Trương Văn Hồng, Trương Quốc Chính
Người Liên hệ: Trương Quốc Chính
Điện thoại: 0913070587 - Email: Quocchinh_cand@yahoo.com.vn
Những năm gần đây, hầu hết con cháu họ Trương ở thôn La Cầu có tâm nguyện hướng về tổ tông, muốn biết về Gia phả cội nguồn của dòng tộc. Chúng tôi là con cháu hậu duệ đời thứ 6 của dòng họ, đã hình thành nhóm xây dựng gia phả với mong muốn đáp ứng phần nào ý nguyện tâm huyết nói trên.
Dòng tộc họ Trương ở thôn La Cầu, từ đời Cụ Tổ khai sáng dòng họ Trương Quý Công tự Hồng Dực đến năm 2010 đã phát triển đến đời thứ 9, thứ 10, đến nay là hơn 200 năm. Trước đây khoảng giai đoạn từ năm 1907 - 1916 các tiền nhân đời thứ 3, thứ 4 đã viết bản Phủ Ý bằng chữ Hán về dòng tộc họ Trương ở La Cầu. Bản Phủ Ý bằng chữ Hán này đã bị mối xông và thất lạc, hiện nay chỉ còn bản soạn dịch bằng chữ Việt. Trên cơ sở những tư liệu thu thập được, qua quá trình nghiên cứu, phân tích chúng tôi mạnh dạn tiến hành xây dựng gia phả dòng họ Trương ngành Cụ Trương Văn Quý, mà cụ tổ khai sáng dòng họ là cụ Trương Quý Công tự Hồng Dực. Gia Phả được xây dựng thành hai giai đoạn là:
Giai đoạn tiền phả, từ đời cụ Tổ khai sáng đến đời thứ 3.
Giai đoạn chính phả, từ đời thứ 4 đến đời thứ 8, thứ 9 và các đời tiếp theo
Từ năm 1993, đã có ý tưởng sưu tập tư liệu để viết Gia phả họ Trương, nhưng gặp nhiều khó khăn về sưu tập tư liệu gốc, trong khi đó các bậc cha chú biết về quá khứ còn lại không nhiều, mà ghi chép theo hồi ức thì không tránh khỏi sai sót, rất mong các ông bà, anh chị em, con cháu trong họ bổ sung, góp ý để hoàn thiện hơn. Mặt khác, đây là tập gia phả đầu tiên của dòng tộc, nên không thể cầu toàn ghi chép đầy đủ các chi tiết và do tính chất tài liệu biến đổi nên luôn đòi hỏi có sự bổ sung từ đời này qua đời khác. Chính vì vậy rất mong anh chị em, con cháu viết tiếp đời sau, để gia phả của dòng họ được tiếp nối liên tục.
Lấy ngày lập phả 19 tháng 02 năm 2010 tức ngày mùng 06 tháng Giêng là ngày giỗ Tổ khai sáng họ Trương làm dấu ấn tri ân của con cháu đời đời với tổ tiên trong họ.
Dòng tộc họ Trương ở thôn La Cầu, từ đời Cụ Tổ khai sáng dòng họ Trương Quý Công tự Hồng Dực đến năm 2010 đã phát triển đến đời thứ 9, thứ 10, đến nay là hơn 200 năm. Trước đây khoảng giai đoạn từ năm 1907 - 1916 các tiền nhân đời thứ 3, thứ 4 đã viết bản Phủ Ý bằng chữ Hán về dòng tộc họ Trương ở La Cầu. Bản Phủ Ý bằng chữ Hán này đã bị mối xông và thất lạc, hiện nay chỉ còn bản soạn dịch bằng chữ Việt. Trên cơ sở những tư liệu thu thập được, qua quá trình nghiên cứu, phân tích chúng tôi mạnh dạn tiến hành xây dựng gia phả dòng họ Trương ngành Cụ Trương Văn Quý, mà cụ tổ khai sáng dòng họ là cụ Trương Quý Công tự Hồng Dực. Gia Phả được xây dựng thành hai giai đoạn là:
Giai đoạn tiền phả, từ đời cụ Tổ khai sáng đến đời thứ 3.
Giai đoạn chính phả, từ đời thứ 4 đến đời thứ 8, thứ 9 và các đời tiếp theo
Từ năm 1993, đã có ý tưởng sưu tập tư liệu để viết Gia phả họ Trương, nhưng gặp nhiều khó khăn về sưu tập tư liệu gốc, trong khi đó các bậc cha chú biết về quá khứ còn lại không nhiều, mà ghi chép theo hồi ức thì không tránh khỏi sai sót, rất mong các ông bà, anh chị em, con cháu trong họ bổ sung, góp ý để hoàn thiện hơn. Mặt khác, đây là tập gia phả đầu tiên của dòng tộc, nên không thể cầu toàn ghi chép đầy đủ các chi tiết và do tính chất tài liệu biến đổi nên luôn đòi hỏi có sự bổ sung từ đời này qua đời khác. Chính vì vậy rất mong anh chị em, con cháu viết tiếp đời sau, để gia phả của dòng họ được tiếp nối liên tục.
Lấy ngày lập phả 19 tháng 02 năm 2010 tức ngày mùng 06 tháng Giêng là ngày giỗ Tổ khai sáng họ Trương làm dấu ấn tri ân của con cháu đời đời với tổ tiên trong họ.
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HỌ TRƯƠNG Ở THÔN LA CẦU
Từ đời cụ Tổ Trương Quý Công đến năm 2010, dòng dõi họ Trương ở thôn La Cầu đã phát triển đến đời thứ 10.
Trong Phủ Ý viết, đời kế tiếp cụ Tổ có cụ Trương Văn Cách và Trương Văn Quý (hay Trương Tất Quý) phát triển thành 2 ngành của họ Trương. Phủ Ý có đoạn ghi: "Ngành ông Trương Văn Cách di cư cải tính, cho nên thân thế, sự nghiệp kinh tế chính trị không rõ lý lịch". Về thực trạng ở thôn La Cầu thì từ xưa cho đến ngày nay năm 2010, các cụ trong ngành cụ Trương Văn Cách là ngành trên, nhưng chưa bao giờ quy tụ con cháu ngành dưới thành dòng họ thống nhất. Ngược lại từ xưa, các cụ ngành Cụ Trương Văn Quý thường chăm lo việc chăm sóc Mộ Tổ ở núi Đùng, lập nhà thờ, Ngai thờ để thờ phụng tổ tiên, lập Phủ Ý để truyền lại cho con cháu hậu thế. Đến nay, năm 2010 các con cháu hậu duệ đời thứ 6 rất mong muốn qui tụ họ Trương thống nhất nhưng do yếu tố lịch sử để lại nên vẫn chưa tìm được giải pháp. Vì vậy nhóm xây dựng gia phả mạn phép tập trung xây dựng gia phả dòng tộc họ Trương ngành Cụ Trương Văn Quý. Và khi nào tổng hợp đầy đủ các điều kiện, dữ liệu sẽ viết tiếp gia phả họ Trương của các ngành khác.
Trên cơ sở những tài liệu thu thập được, qua nghiên cứu và thực tiễn hiện trạng sự phát triển của dòng họ Trương ở La Cầu, Chúng tôi phân ra thành 2 giai đoạn:
- Giai đoạn tiền phả: Từ đời cụ Tổ khai sáng đến đời thứ 3.
- Giai đoạn chính phả: Từ đời thứ 4 đến đời thứ 8, thứ 9 và các đời tiếp theo.
Trước năm 1945, tên thật của các cụ thường thay đổi, không chính xác như bây giờ. Thời ấy, khi các cụ bà đi lấy chồng thường phải gọi theo tên chồng, tên thật của các cụ thường bị lãng quên. Các cụ ông, cụ bà khi có con thì tên của các cụ lại gọi theo tên con, khi có cháu thì lại gọi theo tên cháu. Vì vậy tên thật của các cụ nhiều khi không chính xác. Thời phong kiến xưa là chế độ đa thê trọng nam khinh nữ, các cụ bà khi về làm dâu thường bị thiệt thòi, ngay cả việc thờ phụng khi các cụ mất cũng bị xem nhẹ và nhiều khi lãng quên. Nhưng thực chất thì con dâu lại là người gánh vác nhiều công việc khó khăn vất vả của nhà chồng, là yếu tố cấu thành dòng tộc, làm rạng rỡ dòng họ. Trong bối cảnh lịch sử ấy, cũng như toàn xã hội, họ Trương cũng không ngoại lệ.
Trong Phủ Ý viết, đời kế tiếp cụ Tổ có cụ Trương Văn Cách và Trương Văn Quý (hay Trương Tất Quý) phát triển thành 2 ngành của họ Trương. Phủ Ý có đoạn ghi: "Ngành ông Trương Văn Cách di cư cải tính, cho nên thân thế, sự nghiệp kinh tế chính trị không rõ lý lịch". Về thực trạng ở thôn La Cầu thì từ xưa cho đến ngày nay năm 2010, các cụ trong ngành cụ Trương Văn Cách là ngành trên, nhưng chưa bao giờ quy tụ con cháu ngành dưới thành dòng họ thống nhất. Ngược lại từ xưa, các cụ ngành Cụ Trương Văn Quý thường chăm lo việc chăm sóc Mộ Tổ ở núi Đùng, lập nhà thờ, Ngai thờ để thờ phụng tổ tiên, lập Phủ Ý để truyền lại cho con cháu hậu thế. Đến nay, năm 2010 các con cháu hậu duệ đời thứ 6 rất mong muốn qui tụ họ Trương thống nhất nhưng do yếu tố lịch sử để lại nên vẫn chưa tìm được giải pháp. Vì vậy nhóm xây dựng gia phả mạn phép tập trung xây dựng gia phả dòng tộc họ Trương ngành Cụ Trương Văn Quý. Và khi nào tổng hợp đầy đủ các điều kiện, dữ liệu sẽ viết tiếp gia phả họ Trương của các ngành khác.
Trên cơ sở những tài liệu thu thập được, qua nghiên cứu và thực tiễn hiện trạng sự phát triển của dòng họ Trương ở La Cầu, Chúng tôi phân ra thành 2 giai đoạn:
- Giai đoạn tiền phả: Từ đời cụ Tổ khai sáng đến đời thứ 3.
- Giai đoạn chính phả: Từ đời thứ 4 đến đời thứ 8, thứ 9 và các đời tiếp theo.
Trước năm 1945, tên thật của các cụ thường thay đổi, không chính xác như bây giờ. Thời ấy, khi các cụ bà đi lấy chồng thường phải gọi theo tên chồng, tên thật của các cụ thường bị lãng quên. Các cụ ông, cụ bà khi có con thì tên của các cụ lại gọi theo tên con, khi có cháu thì lại gọi theo tên cháu. Vì vậy tên thật của các cụ nhiều khi không chính xác. Thời phong kiến xưa là chế độ đa thê trọng nam khinh nữ, các cụ bà khi về làm dâu thường bị thiệt thòi, ngay cả việc thờ phụng khi các cụ mất cũng bị xem nhẹ và nhiều khi lãng quên. Nhưng thực chất thì con dâu lại là người gánh vác nhiều công việc khó khăn vất vả của nhà chồng, là yếu tố cấu thành dòng tộc, làm rạng rỡ dòng họ. Trong bối cảnh lịch sử ấy, cũng như toàn xã hội, họ Trương cũng không ngoại lệ.
CỤ TỔ KHAI SÁNG TRƯƠNG QUÝ CÔNG tự HỒNG DỰC
Cụ Tổ khai sáng tộc họ Trương ở thôn La Cầu là cụ Trương Quý Công tự Hồng Dực, thờ tại nhà thờ họ Trương ở thôn La Cầu. Mộ cụ ở núi một, thôn Đùng, xã Liêm Sơn, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. Giỗ ngày mùng 6 tháng Giêng âm lịch. Tên Tổ bà là Hanh, tên họ của cụ không rõ, mộ chí của cụ không rõ, giỗ của cụ ngày 1 tháng 10 âm lịch
Đến năm 2010, con cháu của Tổ ở thôn La Cầu có đến hậu duệ đời thứ 9, thứ 10, tức là thời cụ Tổ cách đây hơn 200 năm. Đối chiếu với lịch sử của dân tộc, phỏng đoán rằng thời gian đời cụ Tổ là đất nước có nội chiến, ngoài Bắc còn thế lực của chúa Trịnh, trong Nam còn thế lực của chúa Nguyễn, ảnh hưởng của vua Quang Trung (Nguyễn Huệ) đối với nhân dân còn rất sâu nặng. Khi ấy nhà Nguyễn đã nắm được chính quyền, từ vua Gia Long (1802 - 1819), tiếp đến vua Minh Mạng (1820 - 1840) đã tiến hành trả thù tàn nhẫn những người của chúa Trịnh, những người của vua Quang Trung, nhất là những nho sĩ có khí tiết. Cụ Hồng Dực cũng đã làm quan có khí tiết và có khả năng cụ bị truy nã, trả thù, cụ phải đưa con cháu đi ẩn náu tại La Cầu. Thời bấy giờ nơi đây có những gò đất cao nổi lên như cù lao trong đầm lầy vùng chiêm trũng. Tên thật của cụ cũng không để lại, nơi sinh sống của cụ ở đâu không ai biết? Cụ Trương Quý Công tức cụ làm quan đến phẩm cấp gì? Tổ bà và những người thân khác ở đâu?... trong Phủ Ý không ghi, không để lại lời truyền cho con cháu mai sau. Có thể sợ bị tàn sát nên các cụ không để lộ tung tích. Các con cụ đến ẩn náu ở thôn La Cầu thời đó là cụ Trương Văn Cách và cụ Trương Văn Quý.
Đến năm 2010, con cháu của Tổ ở thôn La Cầu có đến hậu duệ đời thứ 9, thứ 10, tức là thời cụ Tổ cách đây hơn 200 năm. Đối chiếu với lịch sử của dân tộc, phỏng đoán rằng thời gian đời cụ Tổ là đất nước có nội chiến, ngoài Bắc còn thế lực của chúa Trịnh, trong Nam còn thế lực của chúa Nguyễn, ảnh hưởng của vua Quang Trung (Nguyễn Huệ) đối với nhân dân còn rất sâu nặng. Khi ấy nhà Nguyễn đã nắm được chính quyền, từ vua Gia Long (1802 - 1819), tiếp đến vua Minh Mạng (1820 - 1840) đã tiến hành trả thù tàn nhẫn những người của chúa Trịnh, những người của vua Quang Trung, nhất là những nho sĩ có khí tiết. Cụ Hồng Dực cũng đã làm quan có khí tiết và có khả năng cụ bị truy nã, trả thù, cụ phải đưa con cháu đi ẩn náu tại La Cầu. Thời bấy giờ nơi đây có những gò đất cao nổi lên như cù lao trong đầm lầy vùng chiêm trũng. Tên thật của cụ cũng không để lại, nơi sinh sống của cụ ở đâu không ai biết? Cụ Trương Quý Công tức cụ làm quan đến phẩm cấp gì? Tổ bà và những người thân khác ở đâu?... trong Phủ Ý không ghi, không để lại lời truyền cho con cháu mai sau. Có thể sợ bị tàn sát nên các cụ không để lộ tung tích. Các con cụ đến ẩn náu ở thôn La Cầu thời đó là cụ Trương Văn Cách và cụ Trương Văn Quý.
BÀY TỎ MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ VIỆC XÂY DỰNG
GIA PHẢ HỌ TRƯƠNG Ở THÔN LA CẦU
GIA PHẢ HỌ TRƯƠNG Ở THÔN LA CẦU
I. VỀ BỐI CẢNH
1. Bối cảnh lịch sử dân tộc
Việc xây dựng gia phả của dòng họ ở Việt Nam xuất hiện vào thời nhà Lý, cách đây khoảng 1000 năm. Tiếp theo đó các dòng họ đều quan tâm đến việc viết gia phả vào thời nhà Trần, nhà Nguyễn. Khi xã hội bình yên, kinh tế phồn thịnh, thì hầu hết các dòng họ đều quan tâm đến viết gia phả. Từ năm 1945 đến 1990, thời gian 45 năm, dân tộc Việt Nam đã trải qua nhiều biến cố. Đó là Cách mạng Tháng Tám năm 1945 lật đổ chế độ Phong Kiến đã tồn tại hàng nghìn năm ở Việt Nam và chế độ thuộc địa của thực dân Pháp đô hộ gần 100 năm (1858 - 1945), tiếp đó là cuộc kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954), kháng chiến chống Mỹ (1955 - 1975), kháng chiến chống quân bành trướng Trung Quốc (1979). Rồi cuộc cách mạng Xã hội chủ nghĩa diễn ra sâu sắc. Chúng đã làm suy giảm ý thức hệ tư tưởng về nề nếp gia phong. Sai lầm là bài trừ mê tín dị đoan quá đà, gây ra sự nhầm lẫn giữa mê tín và nét đẹp văn hóa gia phong đã tồn tại hàng nghìn năm của dân tộc, đã ảnh hưởng đến hai thế hệ con người Việt Nam, khiến họ không quan tâm đến cội nguồn, quên ông bà, cha mẹ.
Từ năm 1990, đất nước Việt Nam đã bắt đầu đạt được nhiều thành tựu đổi mới, sau công cuộc khởi xướng đường lối đổi mới của Đảng bắt đầu từ năm 1986. Từ năm 1995 đến năm 2000, nhiều dòng họ đã khôi phục nề nếp gia phong, đã khôi phục việc viết gia phả của dòng họ.
2. Bối cảnh của họ Trương ở thôn La Cầu
Cũng như các dòng họ trong dân tộc Việt Nam, con cháu dòng họ Trương ở thôn La Cầu cũng một thời sao nhãng, lơ là việc chăm sóc mồ mả và thờ phụng tổ tiên, có lỗi với tổ tiên đã khuất. Với họ Trương ở thôn La Cầu có những đặc điểm, bối cảnh riêng.
2.1. So với 8 dòng họ hiện có ở trong thôn La Cầu, thì họ Trương Văn là dòng họ định cư sớm ở thôn La Cầu, chỉ sau họ Vũ Đình, tới năm 2009 là khoảng hơn 200 năm và là dòng họ có con cháu phát triển tương đối phồn thịnh và thành đạt. Nếu tính từ cụ Tổ Ngành định cư ở thôn La Cầu, thì con cháu phát triển đến nay là đời thứ 9, nếu tính từ đời cụ Tổ khai sáng thì con cháu phát triển đến nay là đời thứ 10.
2.2 Cụ Tổ khai sáng dòng họ Trương Văn ở thôn La Cầu là cụ Trương Quý Công tự Hồng Dực. Theo hiện trạng và truyền khẩu thì cụ Hồng Dực không sinh sống ở thôn La Cầu, mà cụ sinh sống ở đâu không rõ, cụ làm quan ở đâu, phẩm cấp gì cũng không rõ. Cụ có bao nhiêu người con cũng không rõ. Riêng ở thôn La Cầu theo dấu tích còn lại thì cụ Hồng Dực có hai người con là cụ Trương Văn Cách và Trương Văn Quý. Mộ của cụ Tổ Hồng Dực được xây cất ở núi Đùng, xã Liêm Sơn, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam, cách thôn La Cầu khoảng 15 km. Như vậy thân thế và sự nghiệp của cụ Tổ khai sáng dòng họ Trương Văn ở thôn La Cầu đến nay năm 2009 vẫn còn là bí ẩn. Phỏng đoán là, có thể cụ Hồng Dực làm quan thời vua Quang Trung (Nguyễn Huệ), không may vua Quang Trung mất đột ngột, Nguyễn Ánh lên ngôi vua xưng là Gia Long đã tiến hành cuộc trả thù, tàn sát đẫm máu những người của vua Quang Trung, trong đó có cụ Hồng Dực. Cụ Hồng Dực phải đưa con cháu đi ẩn náu để tránh bị tàn sát và phải giấu tông tích.
Cũng từ bối cảnh nói trên mà ngành cụ Trương Văn Cách và cụ Trương Văn Quý là anh em mà phải cách biệt đến nay năm 2009 vẫn chưa được quy tụ, vẫn chưa tìm được lời giải thích thỏa đáng.
Cũng như các dòng họ khác, tâm nguyện của con cháu xa gần trong họ Trương ở thôn La Cầu là muốn tìm về cội nguồn, biết được gia phả tổ tông của dòng họ. Vì vậy một số con cháu trong dòng họ đã tự nguyện đứng ra xây dựng gia phả họ Trương Văn ở thôn La Cầu. Nhóm con cháu này thuộc đời thứ 6 của dòng họ.
II. VỀ TIÊU ĐỀ CỦA GIA PHẢ
Tiêu đề Gia phả là:
GIA PHẢ HỌ TRƯƠNG NGÀNH CỤ TRƯƠNG VĂN QUÝ
THÔN LA CẦU, XÃ MỸ THỌ, HUYỆN BÌNH LỤC, TỈNH HÀ NAM
1. Xây dựng Gia phả hay viết tiếp gia phả?
Đó là xây dựng Gia phả. Vì:
Khoảng đời thứ 3, các cụ họ Trương đã viết bản Phủ Ý (bản ghi có tính tạm thời để chuẩn bị cho việc lập thành Gia phả). Bản Phủ Ý của các cụ viết bằng chữ Hán (chữ Nho). Không may là bản Phủ Ý bằng chữ Nho qua thời gian lưu giữ đến nay đã bị thất lạc do mối xông. May mắn là trước khi bị thất lạc, bản Phủ Ý đã được các cụ Trương Văn Tấn (đời thứ 5), cụ Trương Văn Đạo (đời thứ 5) soạn dịch ra tiếng Việt, ông Trương Công Tiến (đời 6) chép lại, hiện đang do ông Trương Văn Phúc giữ. Trong bản Phủ Ý soạn dịch này tư liệu rất hạn chế. Mặt khác, các cụ cao niên trong dòng họ biết về quá khứ còn lại không nhiều, vì vậy con cháu đời thứ 6 không thể viết tiếp mà phải tiến hành xây dựng, tức phải điều tra, thu thập tư liệu, phân tích và lập đề cương viết Gia phả, phải có thời gian để làm việc này.
2. Tại sao chưa xây dựng Gia phả toàn họ Trương?
Mới chỉ xây dựng Gia phả ngành cụ Trương Văn Quý. Bởi vì, từ năm 1993, khi nhen nhóm việc viết Gia Phả, người viết đã có ý thức xây dựng Gia phả toàn họ, rất muốn dòng họ Trương Văn ở thôn La Cầu quy tụ thống nhất. Nhưng qua thời gian 16 năm (từ năm 1993 đến 2009), những tài liệu thu thập được và hiện trạng thực tế, thì ngành cụ Trương Văn Cách vẫn chưa có những thông tin đầy đủ và thuyết phục để xây dựng Gia phả. Chúng tôi nhóm biên tập Gia phả đã tiến hành xây dựng Gia phả ngành cụ Trương Văn Quý trước, khi nào có tư liệu đầy đủ thì viết tiếp ngành cụ Trương Văn Cách.
3. Mục đích của việc viết Gia phả
- Để con cháu tri ân với tổ tiên, với ông bà, cha mẹ, với những người đã khuất, đã có công sinh thành, dưỡng dục chúng ta nên người.
- Để quy tụ con cháu trong dòng họ, để con cháu biết được cội nguồn, nhận được anh trên, em dưới, để cùng nhau xây dựng nề nếp gia phong, dòng tộc, tiếp nối cha ông.
- Để con cháu mai sau noi theo, đời đời hưng thịnh.
4. Nội dung Gia phả
Nội dung Gia phả gồm có:
- Tiền phả
- Chính phả
- Phụ biên
Viết Gia phả là viết về lịch sử của dòng họ. Nội dung của Gia phả là rất rộng, không chỉ về dòng thứ, huyết thống, mà cả về văn hóa, xã hội, giáo dục, thậm chí cả về kinh tế quốc phòng…
Với bối cảnh ban đầu, với điều kiện phân tán, với trình độ có hạn, nên chúng tôi mới chỉ xây dựng nội dung Gia phả ở mức độ khiêm tốn. Con cháu sau này cần bổ sung dần dần để nội dung Gia phả của dòng họ ngày một phong phú, hoàn thiện hơn.
5. Phương châm khi viết Gia phả
- Không cầu toàn, biết thông tin đến đâu, làm đến đấy.
- Tiếp thu mọi ý kiến đóng góp để bổ sung hoàn thiện.
- Phấn đấu hoàn thành vào cuối năm 2010.
6. Những điều cần biết khi xây dựng Gia phả
6.1. Gia phả được xem là vật báu, vật thiêng liêng của dòng tộc, không phải là quyển sách thông thường, phải được bảo quản cẩn thận trong tráp, đặt nơi trang trọng trên bàn thờ của nhà thờ họ. Ai muốn xem Gia phả phải xin phép tổ tiên (xin đài âm dương) đồng ý mới được xem, khi xem phải mặc chỉnh tề.
Những dịp trọng đại như lễ tết, cưới hỏi…nên mở Gia phả ra đọc, giải thích cho con cháu biết, không nên giấu kín, không được sở hữu cá nhân.
Trong quá trình lưu giữ Gia phả, người có trách nhiệm bảo quản cần thường xuyên kiểm tra, để đảm bảo không bị tác động, xâm hại của mối, mọt, khí hậu, để kịp thời phát hiện và xử lý nhằm mục đích giữ gìn Gia phả được cẩn thận và lâu dài.
6.2. Gia phả có 3 cấp
- Phủ Ý: Là bản ghi về tư liệu dòng họ có tính tạm thời, ghi khoảng 5 đời, chuẩn bị cho việc lập thành Gia phả.
- Gia phả: Biên ghi trên 5 đời.
- Tộc phả: Biên ghi trên 10 đời.
Xưa kia. Khi thành lập Gia phả, Tộc phả, các tiền nhân cũng làm theo cách thăm hỏi và ghi lại, chứ không phải do chính tay thủy tổ tộc họ làm ra. Việc lập Gia phả một tộc họ thường do một hàng con cháu nào đó trong dòng họ ý thức làm ra và để truyền tiếp lại cho các thế hệ con cháu về sau.
6.3. Người viết Gia phả
Người viết Gia phả phải có nhân sinh quan trong sáng, phải công tâm, trung thực, không thiên vị, không tô hồng, không bôi đen.
Phải xuất phát từ cái tâm, không cầu lợi, chịu gian khổ, phải có sự giúp đỡ đồng cảm từ gia đình.
Cần công phu tìm tòi, chắt chiu tài liệu. Phải biết phân tích, chắt lọc. Nếu viết tùy tiện, viết sai, thì con cháu sau này sẽ hiểu sai mãi.
Phải tôn trọng những gì mà cha ông để lại. Rút ra bài học cho con cháu.
6.4. Cách làm
Viết Gia phả tiểu chi, từ Gia phả tiểu chi hợp thành tộc phả.
Cách tính: 1 đời là từ 25 năm đến 30 năm.
Không quá cầu toàn, nên làm từ đơn giản đến hiện đại. Có thể sử dụng vi tính, khi có nhiều đời thì phải sử dụng mã hóa.
Giấy in và mực in phải sử dụng loại tốt, bền để lưu giữ được lâu dài. Phông chữ đẹp và rõ ràng, sử dụng chữ chân, tránh hoa văn.
Tráp để Gia phả nên bằng hợp kim tốt hoặc gỗ tốt để tránh mối mọt, ẩm mốc.
Sau một thời gian khoảng 5 năm hoặc hơn thì cần phải có sự bổ sung, viết tiếp thông tin về sự phát triển của con cháu trong dòng họ.
Trên đây, chúng tôi ghi tóm lược theo những điều trong tài liệu hướng dẫn viết Gia phả và những kết luận trong cuộc hội thảo về việc xây dựng Gia phả, tổ chức ngày 12, 13 tháng 5 năm 2001, do Bộ Văn Hóa và tổ chức UNESCO tổ chức, để người viết gia phả sau này tham khảo.
Tháng 4-2009
NHÓM TỔNG HỢP VIẾT GIA PHẢ
Trương Văn Hộ
Trương Văn Hồng
Trương Quốc Chính
Tháng 4-2009
NHÓM TỔNG HỢP VIẾT GIA PHẢ
Trương Văn Hộ
Trương Văn Hồng
Trương Quốc Chính
NHÀ THỜ HỌ TRƯƠNG
1. Xây dựng nhà thờ Trước đây họ Trương chưa có nhà thờ riêng, việc thờ cúng Tổ họ được đặt tại nhà con cháu trưởng, như ở nhà cụ Trương Tất Nhĩ (đời 4), cụ Trương Tất Viển (đời 5). Vào cuối năm 1989, các cụ Trương Văn Đạo, Trương Văn Khoái, Trương Văn Hãn, Trương Văn Tấn…, là hậu duệ đời thứ 5 khởi xướng và tổ chức xây dựng nhà thờ họ Trương, hoàn thành vào tháng 1 năm 1990.
Như hiện trạng thì nhà thờ của họ là nhỏ, khuôn viên hẹp, chất lượng vật liệu xây năm 1989 không cao… nhưng ngôi nhà thờ này còn chứa nhiều điều mà chúng ta hiện nay và con cháu mai sau còn mãi mãi khắc sâu. Vì:
- Việc xây dựng Nhà thờ được các cụ nhen nhóm từ năm 1985 và đến năm 1989 tiến hành xây trên khu đất của tổ nghiệp từ thời của cụ Trương Văn Quý truyền lại cho con cháu, hay còn gọi là đất hương hỏa, đến nay khoảng 200 năm. Sau 30 năm chiến tranh chống Thực dân Pháp và đế quốc Mĩ xâm lược tàn khốc (1945-1975), đất nước chưa đổi mới, đã mấy ai nghĩ đến việc thờ phụng tổ tiên, thế mà các cụ họ Trương đã xây nhà thờ họ, là ngôi nhà thờ họ đầu tiên được xây dựng trong thôn, thậm chí đầu tiên trong xã.
- Về kiểu dáng nhà thờ, tuy nhỏ nhưng các cụ phỏng theo lối kiến trúc phương Đông cổ ngày xưa.
- Về nội thất thì đơn sơ, nhưng những dòng chữ Nho trên nóc nhà và đôi câu đối với nét bút của cụ Hãn, cụ Tấn hiếm hoi để lại như nhắn nhủ con cháu đời đời:
"Phụng Sự Tổ Tiên Tào Vạn Đại
Hào Hoa Sơn Thủy Vĩnh Cương Tuân"
Cụ Trương Dung dịch:
"Phụng sự tổ tiên truyền vạn đại
Con cháu gần xa nhớ cội nguồn"
- Về bối cảnh lịch sử thì những năm tháng ấy, tình hình kinh tế cực kỳ khó khăn. Cả nước còn đầy mình vết thương chiến tranh, bị cấm vận mọi phía, dân tộc đứng kề vực thẳm, cái ăn cũng không đủ no, cái mặc vẫn không đủ ấm… Thế mà các cụ vẫn nghĩ về tổ tiên trong họ, đã đi vận động từng đồng, từng cân thóc, bò gạo, ngày công để xây dựng nhà thờ họ Trương. Lúc bấy giờ đất nước vừa xóa bỏ "bao cấp" được vài năm, xi măng, sắt thép rất hiếm, gạch xây nhà thờ làm bằng thủ công… Vậy mà họ Trương đã làm được ngôi nhà thờ này đến nay năm 2010, tuổi thọ đã được 20 năm.
2. Tu sửa Nhà thờ
Vào cuối năm 2008, con cháu nâng cấp Mộ Tổ ở núi Đùng. Tiếp theo đó con cháu đã thực hiện tu sửa nhà thờ, từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2009 hình thức tu sửa như sau:
Bóc bỏ toàn bộ phần tường trát bong lở, trát lại bằng xi măng cát và sơn, xử lý chỗ bị mưa thấm, chỉnh sửa cửa, lát lại nền nhà, chỉnh trang bàn thờ, bổ sung nội thất…
Nguyện vọng của con cháu là mở rộng khuôn viên nhà thờ họ to đẹp hơn, xây lại nhà thờ họ khang trang hơn. Đó là mong muốn tốt đẹp nhưng đòi hỏi nguồn kinh phí lớn, có sự đóng góp nhiệt tình của con cháu trong dòng họ mới đủ kinh phí thực hiện.
3. Di vật lưu giữ trong Nhà thờ
Có 2 di vật quý nhất mà tổ tiên để lại, còn lưu giữ tại nhà thờ từ xưa cho đến nay là: Ngai thờ và Bản Phủ ý
Như hiện trạng thì nhà thờ của họ là nhỏ, khuôn viên hẹp, chất lượng vật liệu xây năm 1989 không cao… nhưng ngôi nhà thờ này còn chứa nhiều điều mà chúng ta hiện nay và con cháu mai sau còn mãi mãi khắc sâu. Vì:
- Việc xây dựng Nhà thờ được các cụ nhen nhóm từ năm 1985 và đến năm 1989 tiến hành xây trên khu đất của tổ nghiệp từ thời của cụ Trương Văn Quý truyền lại cho con cháu, hay còn gọi là đất hương hỏa, đến nay khoảng 200 năm. Sau 30 năm chiến tranh chống Thực dân Pháp và đế quốc Mĩ xâm lược tàn khốc (1945-1975), đất nước chưa đổi mới, đã mấy ai nghĩ đến việc thờ phụng tổ tiên, thế mà các cụ họ Trương đã xây nhà thờ họ, là ngôi nhà thờ họ đầu tiên được xây dựng trong thôn, thậm chí đầu tiên trong xã.
- Về kiểu dáng nhà thờ, tuy nhỏ nhưng các cụ phỏng theo lối kiến trúc phương Đông cổ ngày xưa.
- Về nội thất thì đơn sơ, nhưng những dòng chữ Nho trên nóc nhà và đôi câu đối với nét bút của cụ Hãn, cụ Tấn hiếm hoi để lại như nhắn nhủ con cháu đời đời:
"Phụng Sự Tổ Tiên Tào Vạn Đại
Hào Hoa Sơn Thủy Vĩnh Cương Tuân"
Cụ Trương Dung dịch:
"Phụng sự tổ tiên truyền vạn đại
Con cháu gần xa nhớ cội nguồn"
- Về bối cảnh lịch sử thì những năm tháng ấy, tình hình kinh tế cực kỳ khó khăn. Cả nước còn đầy mình vết thương chiến tranh, bị cấm vận mọi phía, dân tộc đứng kề vực thẳm, cái ăn cũng không đủ no, cái mặc vẫn không đủ ấm… Thế mà các cụ vẫn nghĩ về tổ tiên trong họ, đã đi vận động từng đồng, từng cân thóc, bò gạo, ngày công để xây dựng nhà thờ họ Trương. Lúc bấy giờ đất nước vừa xóa bỏ "bao cấp" được vài năm, xi măng, sắt thép rất hiếm, gạch xây nhà thờ làm bằng thủ công… Vậy mà họ Trương đã làm được ngôi nhà thờ này đến nay năm 2010, tuổi thọ đã được 20 năm.
2. Tu sửa Nhà thờ
Vào cuối năm 2008, con cháu nâng cấp Mộ Tổ ở núi Đùng. Tiếp theo đó con cháu đã thực hiện tu sửa nhà thờ, từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2009 hình thức tu sửa như sau:
Bóc bỏ toàn bộ phần tường trát bong lở, trát lại bằng xi măng cát và sơn, xử lý chỗ bị mưa thấm, chỉnh sửa cửa, lát lại nền nhà, chỉnh trang bàn thờ, bổ sung nội thất…
Nguyện vọng của con cháu là mở rộng khuôn viên nhà thờ họ to đẹp hơn, xây lại nhà thờ họ khang trang hơn. Đó là mong muốn tốt đẹp nhưng đòi hỏi nguồn kinh phí lớn, có sự đóng góp nhiệt tình của con cháu trong dòng họ mới đủ kinh phí thực hiện.
3. Di vật lưu giữ trong Nhà thờ
Có 2 di vật quý nhất mà tổ tiên để lại, còn lưu giữ tại nhà thờ từ xưa cho đến nay là: Ngai thờ và Bản Phủ ý
- Ngai Thờ
Trong nhà thờ có Ngai thờ đặt ở chính giữa bàn thờ, phỏng đoán rằng, ngai thờ nói trên được chế tác cách đây khoảng hơn 100 năm, Ngai được làm bằng loại gỗ tốt.
Trong Ngai thờ có ghi bài vị bằng chữ Hán:
TRƯƠNG MÔN ĐƯỜNG THƯỢNG LỊCH ĐẠI TÔN THÂN CHI THẦN VỊ
Năm 1993, cụ Trương Văn Hãn chỉ dẫn cho ông Trương Văn Hộ về dòng chữ trên. Năm 2005 nhân ngày lễ tiết Thanh Minh, cụ Trương Dung về dự lễ, tôi trình bày với cụ Dung về dòng chữ trong Ngai thờ mà cụ Hãn đã chỉ dẫn và xin ý kiến cụ Dung. Năm 2009, tôi thảo luận với ông Trương Văn Hồng, ông Hồng đã đi tham khảo với hai chuyên gia Hán nôm ở Hà Nội sau đó tổng hợp lại:
- Dịch từ chữ Hán ra chữ Việt như sau:
"Trương Môn Đường Thượng Lịch Đại Tôn Thân Chi Thần Vị"
- Nghĩa là:
"Linh vị các đời của họ Trương được tôn thờ tại tộc đường"
Được biết trong thời gian kháng chiến chống Pháp 1946 - 1954, giặc Pháp đánh chiếm tỉnh Hà Nam, trong đó xã Mỹ Thọ nằm trong vùng kìm kẹp của giặc, thôn La Cầu trong xã Mỹ Thọ là căn cứ địa cách mạng, là căn cứ du kích chống giặc của xã và của huyện Bình Lục. Giặc Pháp nhiều lần đến thôn La Cầu càn quét, đốt phá nhà cửa, giết người… rất ác liệt. Cụ Trương Văn Đạo đã phải đem Ngai thờ này vùi xuống đáy ao để tránh giặc.
Hiện nay, màu sơn của Ngai trải qua thời gian đã bạc đi nhiều, nhưng màu chữ trên bài vị vẫn còn sắc nét. Đây là di sản vật thể độc nhất vô nhị của họ Trương, và cần được bảo tồn và lưu giữ. Về ý nghĩa của Ngai thờ nói trên thì các tiền nhân của chúng ta như để lại di huấn là con cháu họ Trương đời đời nối tiếp tri ân thờ phụng tổ tiên.
Trong Ngai thờ có ghi bài vị bằng chữ Hán:
TRƯƠNG MÔN ĐƯỜNG THƯỢNG LỊCH ĐẠI TÔN THÂN CHI THẦN VỊ
Năm 1993, cụ Trương Văn Hãn chỉ dẫn cho ông Trương Văn Hộ về dòng chữ trên. Năm 2005 nhân ngày lễ tiết Thanh Minh, cụ Trương Dung về dự lễ, tôi trình bày với cụ Dung về dòng chữ trong Ngai thờ mà cụ Hãn đã chỉ dẫn và xin ý kiến cụ Dung. Năm 2009, tôi thảo luận với ông Trương Văn Hồng, ông Hồng đã đi tham khảo với hai chuyên gia Hán nôm ở Hà Nội sau đó tổng hợp lại:
- Dịch từ chữ Hán ra chữ Việt như sau:
"Trương Môn Đường Thượng Lịch Đại Tôn Thân Chi Thần Vị"
- Nghĩa là:
"Linh vị các đời của họ Trương được tôn thờ tại tộc đường"
Được biết trong thời gian kháng chiến chống Pháp 1946 - 1954, giặc Pháp đánh chiếm tỉnh Hà Nam, trong đó xã Mỹ Thọ nằm trong vùng kìm kẹp của giặc, thôn La Cầu trong xã Mỹ Thọ là căn cứ địa cách mạng, là căn cứ du kích chống giặc của xã và của huyện Bình Lục. Giặc Pháp nhiều lần đến thôn La Cầu càn quét, đốt phá nhà cửa, giết người… rất ác liệt. Cụ Trương Văn Đạo đã phải đem Ngai thờ này vùi xuống đáy ao để tránh giặc.
Hiện nay, màu sơn của Ngai trải qua thời gian đã bạc đi nhiều, nhưng màu chữ trên bài vị vẫn còn sắc nét. Đây là di sản vật thể độc nhất vô nhị của họ Trương, và cần được bảo tồn và lưu giữ. Về ý nghĩa của Ngai thờ nói trên thì các tiền nhân của chúng ta như để lại di huấn là con cháu họ Trương đời đời nối tiếp tri ân thờ phụng tổ tiên.
- Phủ Ý
Ngày xưa, các cụ trong họ Trương cũng rất quan tâm đến cội nguồn dòng tộc và đã viết bản Phủ Ý của họ Trương ở La Cầu. Bản Phủ Ý viết bằng chữ Hán (chữ Nho). Bản Phủ Ý này có thể được viết vào thời vua Duy Tân - vua Khải Định (1907 - 1916), có thể do các cụ đời thứ 3, thứ 4 viết. Bản Phủ Ý gốc bằng chữ Hán này đã bị mối xông và thất lạc. Rất may, trước khi bản Phủ Ý bằng chữ Hán bị thất lạc, cụ Trương Văn Tấn, cụ Trương Văn Đạo đời thứ 5 đã soạn dịch ra chữ Việt, ông Trương Công Tiến, đời thứ 6 (con cụ Tấn) chép lại vào thời gian năm 1986 - 1992. Bản Phủ Ý bằng chữ Việt hiện đang được lưu giữ. Đây là tài liệu duy nhất của họ Trương ghi chép về dòng tộc từ đời cụ Tổ tộc họ đến đời thứ 5, thứ 6. Tuy nhiên, bản soạn dịch trong Phủ Ý bằng chữ Việt này nội dung cũng rất hạn chế.
MỘ TỔ HỌ TRƯƠNG
1. Đặc điểm và truyền thuyết Mộ Tổ Tổ là: Trương Quý Công tự Hồng Dực, cách đây khoảng hơn 200 năm, Mộ Tổ được mai táng tại chân núi Một, thôn Đùng, xã Liêm Sơn, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. Ngày giỗ Tổ là ngày mùng 6 tháng Giêng âm lịch. Thân thế, sự nghiệp của Tổ do không có gia phả nên không có tư liệu chính xác.
Truyền rằng: Có thầy địa lý người Tàu (Trung Quốc) xem đất và con cháu đã chôn cất Tổ tại đây. Đây là ngôi mộ kết, rất thiêng. Trước đây tự bồi tụ nên mộ khá to. Đường kính khoảng 2 - 3m, cao khoảng 1,5 - 2m. Sau những năm 1970, người chủ có thửa ruộng liền kề hàng năm san lấp làm ngôi mộ nhỏ dần. Những ai đã từng đến đây đều hình dung được Mộ Tổ đặt ở địa thế đẹp. Đó là ngọn núi nhỏ, uy nghi như đầu rồng, tiếp đó là dãy núi nằm phía sau như mình rồng, rất tư thế, mặt hướng về phía Đông Nam biển Đông, phía mặt là đồng ruộng bằng phẳng, thoáng đãng và xa tắp.
Tại thôn Đùng cũng như xã Liêm Sơn không có con cháu họ Trương ở, mà con cháu của Tổ lại ở thôn La Cầu, xã Mỹ Thọ, cách thôn Đùng khoảng 15 km. Từ xưa các cụ nhờ cụ Liên, người thôn Đùng gần đó trông nom Mộ Tổ, từ khi cụ Liên mất, hiện nay con cháu cụ vẫn trông nom Mộ Tổ.
Việc xác định vị trí Mộ Tổ mấy năm qua cũng là huyền thoại. Hơn 50 năm (1944 - 1990), do chiến tranh kéo dài chống Pháp, Mỹ, rồi cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa… làm biến đổi, đặc biệt trong lĩnh vực ý thức hệ tư tưởng. Từ bài trừ mê tín đến chủ nghĩa vô thần, rồi mất cả nét đẹp gia phong, quên cả cội nguồn. Con cháu họ Trương cũng có lỗi với tổ tiên là sao nhãng, lơ là với việc thờ phụng, Mộ Tổ bị san bạt đến tình trạng gần như mất dấu vết, con cháu nhầm không biết đâu là Mộ Tổ của dòng họ mình. Nhiều trường hợp đã đắp nhầm mộ người khác. Nhờ tâm linh báo mộng cho con cháu, rồi nhờ thầy xem đất mộ… và đi đến kết luận, Mộ Tổ ở nơi như đã miêu tả trên và nói rằng: Mộ Tổ ở đầu rồng, con cháu càng đi xa, chăm chỉ học hành, chịu khó làm ăn càng thành đạt.
Một vài chi tiết tôi mục kích chứng kiến:
Một bác người thôn Đùng kể chuyện: Khoảng năm 1987 - 1988, một số hộ gia đình nhận với hợp tác xã làm gạch, rồi dựng một lò gạch cách Mộ Tổ khoảng 5 - 7m. Nhưng hai lần đốt gạch đều hỏng cả hai và được báo mộng là không được làm gạch ở đất này. Các hộ gia đình đó phải bỏ lò gạch ở đấy, nền đất lò gạch hiện vẫn còn vết tích ở đó.
Ngày 11 tháng 02 năm 1996 (23 tháng Chạp), khi hoàn thành việc nâng cấp mộ lần thứ nhất, một số anh em vào nghiệm thu, lễ tạ và cảm ơn chính quyền xã Liêm Sơn. Tại mộ hương bốc cháy rừng rực. Anh Định - Chủ tịch xã Liêm Sơn cũng ở đó bình luận: "Con cháu về, Tổ mừng đó các bác ạ".
2. Tu tạo Mộ Tổ lần 1
Vào cuối những năm 50 của thế kỷ 20, một số cụ đời thứ 4 như: Cụ Trương Văn Nghĩ, Trương Văn Ngợi và con cháu hàng năm vào Mộ Tổ ở núi Đùng để cúng lễ. Sau này các cụ quy tiên dần, con cháu có thiếu sót là chểnh mảng trong việc thăm viếng, thờ phụng. Rồi nhiều những điềm báo, nhiều linh cảm và chiêm tinh với con cháu trong họ xa gần; báo rằng: Mộ Tổ bị hủy hoại, con cháu vào cúng lễ, nhiều khi cúng nhầm mộ người khác…
Dịp tết năm Giáp Tý (năm 1994) chúng tôi vào viếng Mộ Tổ đều nhận thấy việc tu tạo mộ là rất cần, vì người chủ ruộng ở đó đã san ủi đất thành mặt bằng để cấy lúa, mộ chỉ còn mô đất nhỏ có nguy cơ một hai năm nữa sẽ bị san bằng mất dấu tích. Con cháu vào lễ thường nhầm với ngôi mộ to hơn gần đó.
Với sự nhất trí cao, các con cháu: Trương Văn Đa, Trương Tất Bạ, Trương Văn Phúc, Trương Văn Chí, Trương Văn Hộ, Trương Văn Hiếu, Trương Văn Đức, Trương Văn Chuyền… đã lập kế hoạch tu tạo Mộ Tổ.
Ngày 08 tháng 02 năm 1996, tức ngày 20 tháng Chạp năm Ất Hợi đã tiến hành thi công, có 16 con cháu đại diện tham gia, người cao niên là bà Hiền, anh Bạ. Điều hành thi công là anh Chí và anh Hiếu. Đấy là dịp hiếm có để con cháu quây tụ đông vui tu tạo Mộ Tổ. Ngày 11-2-1996, tức 23 tháng Chạp năm Ất Hợi, một số anh em đại diện vào nghiệm thu, lễ tạ và cảm ơn chính quyền xã Liêm Sơn, đã chụp ảnh ghi lại và lưu tại nhà thờ họ để con cháu nhận biết Mộ Tổ. Mộ được tu tạo với quy mô như đã làm là hợp lý. Vượt yêu cầu là anh Chí và anh Hiếu đã xin được giấy chứng nhận sở hữu đất do chính quyền sở tại cấp với diện tích khoảng 6m2.
Tuy nhiên, cũng có thiếu sót là chưa thông báo rộng rãi xa gần trong họ, mong các cụ và con cháu thông cảm.
3. Tu tạo Mộ Tổ lần 2
Những năm sau đó, nhiều con cháu về thắp hương viếng Mộ Tổ. Năm 2003, nhiều con cháu đã đề xuất nâng cấp Mộ Tổ, vì mộ thấp, trâu bò giẫm đạp, mặt khác phong trào xây dựng mộ gia tiên phát triển khắp nơi. Tâm nguyện của con cháu trong họ mong muốn xây dựng Mộ Tổ vững chắc, trang nghiêm để bảo tồn và lưu giữ lâu dài. Ngày mùng 06 tháng Giêng năm Mậu Tý, tức ngày 12 tháng 02 năm 2008, nhân ngày giỗ Tổ đã thành lập ban kiến thiết gồm có: Trương Tất Đa, Trương Văn Thưởng, Trương Văn Phúc, Trương Đức Chí, Trương Văn Hộ, Trương Văn Hồng, Trương Công Tới, Trương Công Tiến. Ban kiến thiết đã tiến hành thông báo rộng rãi cho tất cả trong họ, hầu hết đều nhiệt tình tham gia. Đã đóng góp được số kinh phí khá lớn, gấp gần 3 lần số kinh phí dự kiến ban đầu. Ngày 12 tháng 12 năm 2008 (tức ngày 16 tháng 11 năm Mậu Tý) đã tiến hành xây dựng nâng cấp Mộ Tổ, ngày 27-12-2008 (tức ngày mùng 1 tháng 12 năm Mậu Tý) đã hoàn thành và lễ tạ. Mộ được xây dựng vững chắc, kiến trúc bề thế, trang nghiêm. Ngày lễ tạ, các con cháu xa gần từ các tỉnh Lạng Sơn, Hải Phòng, Hà Nội, Nam Định, Hà Nam, có gần 40 người vào dự lễ. Tiếp đó ngày lễ Thanh Minh năm Kỷ Sửu (2009) nhiều con cháu về viếng thăm Mộ Tổ, mọi người đều phấn khởi, vì được thỏa mãn tâm nguyện của mình với Tổ.
Truyền rằng: Có thầy địa lý người Tàu (Trung Quốc) xem đất và con cháu đã chôn cất Tổ tại đây. Đây là ngôi mộ kết, rất thiêng. Trước đây tự bồi tụ nên mộ khá to. Đường kính khoảng 2 - 3m, cao khoảng 1,5 - 2m. Sau những năm 1970, người chủ có thửa ruộng liền kề hàng năm san lấp làm ngôi mộ nhỏ dần. Những ai đã từng đến đây đều hình dung được Mộ Tổ đặt ở địa thế đẹp. Đó là ngọn núi nhỏ, uy nghi như đầu rồng, tiếp đó là dãy núi nằm phía sau như mình rồng, rất tư thế, mặt hướng về phía Đông Nam biển Đông, phía mặt là đồng ruộng bằng phẳng, thoáng đãng và xa tắp.
Tại thôn Đùng cũng như xã Liêm Sơn không có con cháu họ Trương ở, mà con cháu của Tổ lại ở thôn La Cầu, xã Mỹ Thọ, cách thôn Đùng khoảng 15 km. Từ xưa các cụ nhờ cụ Liên, người thôn Đùng gần đó trông nom Mộ Tổ, từ khi cụ Liên mất, hiện nay con cháu cụ vẫn trông nom Mộ Tổ.
Việc xác định vị trí Mộ Tổ mấy năm qua cũng là huyền thoại. Hơn 50 năm (1944 - 1990), do chiến tranh kéo dài chống Pháp, Mỹ, rồi cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa… làm biến đổi, đặc biệt trong lĩnh vực ý thức hệ tư tưởng. Từ bài trừ mê tín đến chủ nghĩa vô thần, rồi mất cả nét đẹp gia phong, quên cả cội nguồn. Con cháu họ Trương cũng có lỗi với tổ tiên là sao nhãng, lơ là với việc thờ phụng, Mộ Tổ bị san bạt đến tình trạng gần như mất dấu vết, con cháu nhầm không biết đâu là Mộ Tổ của dòng họ mình. Nhiều trường hợp đã đắp nhầm mộ người khác. Nhờ tâm linh báo mộng cho con cháu, rồi nhờ thầy xem đất mộ… và đi đến kết luận, Mộ Tổ ở nơi như đã miêu tả trên và nói rằng: Mộ Tổ ở đầu rồng, con cháu càng đi xa, chăm chỉ học hành, chịu khó làm ăn càng thành đạt.
Một vài chi tiết tôi mục kích chứng kiến:
Một bác người thôn Đùng kể chuyện: Khoảng năm 1987 - 1988, một số hộ gia đình nhận với hợp tác xã làm gạch, rồi dựng một lò gạch cách Mộ Tổ khoảng 5 - 7m. Nhưng hai lần đốt gạch đều hỏng cả hai và được báo mộng là không được làm gạch ở đất này. Các hộ gia đình đó phải bỏ lò gạch ở đấy, nền đất lò gạch hiện vẫn còn vết tích ở đó.
Ngày 11 tháng 02 năm 1996 (23 tháng Chạp), khi hoàn thành việc nâng cấp mộ lần thứ nhất, một số anh em vào nghiệm thu, lễ tạ và cảm ơn chính quyền xã Liêm Sơn. Tại mộ hương bốc cháy rừng rực. Anh Định - Chủ tịch xã Liêm Sơn cũng ở đó bình luận: "Con cháu về, Tổ mừng đó các bác ạ".
2. Tu tạo Mộ Tổ lần 1
Vào cuối những năm 50 của thế kỷ 20, một số cụ đời thứ 4 như: Cụ Trương Văn Nghĩ, Trương Văn Ngợi và con cháu hàng năm vào Mộ Tổ ở núi Đùng để cúng lễ. Sau này các cụ quy tiên dần, con cháu có thiếu sót là chểnh mảng trong việc thăm viếng, thờ phụng. Rồi nhiều những điềm báo, nhiều linh cảm và chiêm tinh với con cháu trong họ xa gần; báo rằng: Mộ Tổ bị hủy hoại, con cháu vào cúng lễ, nhiều khi cúng nhầm mộ người khác…
Dịp tết năm Giáp Tý (năm 1994) chúng tôi vào viếng Mộ Tổ đều nhận thấy việc tu tạo mộ là rất cần, vì người chủ ruộng ở đó đã san ủi đất thành mặt bằng để cấy lúa, mộ chỉ còn mô đất nhỏ có nguy cơ một hai năm nữa sẽ bị san bằng mất dấu tích. Con cháu vào lễ thường nhầm với ngôi mộ to hơn gần đó.
Với sự nhất trí cao, các con cháu: Trương Văn Đa, Trương Tất Bạ, Trương Văn Phúc, Trương Văn Chí, Trương Văn Hộ, Trương Văn Hiếu, Trương Văn Đức, Trương Văn Chuyền… đã lập kế hoạch tu tạo Mộ Tổ.
Ngày 08 tháng 02 năm 1996, tức ngày 20 tháng Chạp năm Ất Hợi đã tiến hành thi công, có 16 con cháu đại diện tham gia, người cao niên là bà Hiền, anh Bạ. Điều hành thi công là anh Chí và anh Hiếu. Đấy là dịp hiếm có để con cháu quây tụ đông vui tu tạo Mộ Tổ. Ngày 11-2-1996, tức 23 tháng Chạp năm Ất Hợi, một số anh em đại diện vào nghiệm thu, lễ tạ và cảm ơn chính quyền xã Liêm Sơn, đã chụp ảnh ghi lại và lưu tại nhà thờ họ để con cháu nhận biết Mộ Tổ. Mộ được tu tạo với quy mô như đã làm là hợp lý. Vượt yêu cầu là anh Chí và anh Hiếu đã xin được giấy chứng nhận sở hữu đất do chính quyền sở tại cấp với diện tích khoảng 6m2.
Tuy nhiên, cũng có thiếu sót là chưa thông báo rộng rãi xa gần trong họ, mong các cụ và con cháu thông cảm.
3. Tu tạo Mộ Tổ lần 2
Những năm sau đó, nhiều con cháu về thắp hương viếng Mộ Tổ. Năm 2003, nhiều con cháu đã đề xuất nâng cấp Mộ Tổ, vì mộ thấp, trâu bò giẫm đạp, mặt khác phong trào xây dựng mộ gia tiên phát triển khắp nơi. Tâm nguyện của con cháu trong họ mong muốn xây dựng Mộ Tổ vững chắc, trang nghiêm để bảo tồn và lưu giữ lâu dài. Ngày mùng 06 tháng Giêng năm Mậu Tý, tức ngày 12 tháng 02 năm 2008, nhân ngày giỗ Tổ đã thành lập ban kiến thiết gồm có: Trương Tất Đa, Trương Văn Thưởng, Trương Văn Phúc, Trương Đức Chí, Trương Văn Hộ, Trương Văn Hồng, Trương Công Tới, Trương Công Tiến. Ban kiến thiết đã tiến hành thông báo rộng rãi cho tất cả trong họ, hầu hết đều nhiệt tình tham gia. Đã đóng góp được số kinh phí khá lớn, gấp gần 3 lần số kinh phí dự kiến ban đầu. Ngày 12 tháng 12 năm 2008 (tức ngày 16 tháng 11 năm Mậu Tý) đã tiến hành xây dựng nâng cấp Mộ Tổ, ngày 27-12-2008 (tức ngày mùng 1 tháng 12 năm Mậu Tý) đã hoàn thành và lễ tạ. Mộ được xây dựng vững chắc, kiến trúc bề thế, trang nghiêm. Ngày lễ tạ, các con cháu xa gần từ các tỉnh Lạng Sơn, Hải Phòng, Hà Nội, Nam Định, Hà Nam, có gần 40 người vào dự lễ. Tiếp đó ngày lễ Thanh Minh năm Kỷ Sửu (2009) nhiều con cháu về viếng thăm Mộ Tổ, mọi người đều phấn khởi, vì được thỏa mãn tâm nguyện của mình với Tổ.
ĐẤT ĐỊNH CƯ VÀ SỰ BIẾN ĐỔI
Theo bản Phủ Ý thì cụ Hồng Dực đưa các con là cụ Trương Văn Cách và cụ Trương Văn Quý đến xóm La Cầu trên vào khoảng năm 1800 và định cư ở đây rồi phát triển thành dòng họ Trương ở La Cầu hiện nay.
Vùng đất tỉnh Hà Nam xưa là nơi tiếp giáp vùng rừng núi và đồng bằng sông Hồng. Dãy núi đất 99 ngọn ở huyện Thanh Liêm, núi Cõi, núi Non, núi An Lão… là vết tích của núi rừng thời xưa. Thôn La Cầu có gò Đống Cao, Đống Đa, Đồng Sang, Hàng Chài… là vết tích của núi đất bị bào mòn. Quần thể các chòm xóm thuộc thôn La Cầu và những thôn lân cận như làng Vạn, Đống Sấu… thời xưa, khu vực này có tên là Đống Sơn Quảng Đại, chùa La Cầu có tên là Đống Sơn Tự, tức là chùa Đống Sơn. Bình Lục và các huyện lân cận nằm trong vùng lòng chảo của đồng chiêm trũng tỉnh Hà Nam và tỉnh Nam Định. Ngày xưa nước ngập quanh năm, đi lại rất khó khăn, chỉ đi được bằng thuyền, cư dân sống bằng nghề làm ruộng, trồng lúa nước, và đánh bắt cua cá, suốt ngày phải đầm mình dưới nước. Chính nơi đây đã lưu truyền câu: "Sống ngâm da, chết ngâm xương". Xóm La Cầu trên, xóm La Cầu dưới, xóm Hàng, xóm Cầu La như những hòn đảo trong biển nước. Đây là nơi định cư ban đầu của các con cụ Tổ họ Trương, và con cháu phát triển cho đến ngày nay.
Gia đình cụ Trương Văn Cách, ít người ở trên khu đất hẹp (cạnh nhà cụ Tống Công Vị - con là Thiết). Con cháu chắt… của cụ Cách ở đến ngày nay, hậu duệ hiện nay là con cháu ông Trương Văn Thưởng.
Gia đình cụ Trương Văn Quý, nhiều người ở trên đất rộng, tại trung tâm xóm La Cầu trên. Thời ấy, cụ Quý có 6,5 sào đất, 14,5 sào ao (1 sào là 360 m2, tính theo sào Bắc Bộ). Ngày xưa đất và ao là khối liên hoàn của gia đình. Đất là để làm nhà ở, làm bếp đun, làm chuồng chăn nuôi gia súc, gia cầm, làm sân phơi, làm vườn rau. Ao là để chứa nước, sử dụng tắm rửa hàng ngày, đồng thời ao là để thả cá trồng rau, nuôi bèo. Đất ở và ao được xem là gia sản quan trọng, mang tính "Tâm linh - Linh thiêng" của tổ tông để lại, truyền qua các thế hệ từ đời này, qua đời khác. Cụ Quý có ba bà vợ, các cụ sinh ra các con, các cháu, tạm gọi là 3 tiểu ngành. Cụ Quý chia đất và ao cho các con. Trước đây, thông lệ chia gia sản là con trai và con trưởng được chia gia sản, còn con gái không được chia gia sản. Con trưởng được chia gia sản nhiều hơn để chăm lo việc thờ phụng tổ tiên.
Trải qua nhiều đời con cháu cùng với sự thay đổi của đất nước, đất định cư của cụ Trương Văn Quý truyền cho con cháu cũng có nhiều sự biến đổi. Đó là:
1. Đất ở của Tiểu ngành Cụ bà Cả Quý
Cụ bà Cả Quý có 4 người con trai, là cụ Trương Tất Đạt, cụ Trương Văn Nhang, cụ Trương Văn Dính và cụ Trương Văn Khởi.
Đất ở là 3,5 sào. Ao là 6 sào. Phân chia và biến đổi như sau:
Cụ Trương Tất Đạt được chia 1,5 sào đất và 1,5 sào ao. Đất 1,5 sào là khu đất xây nhà thờ Tổ họ Trương hiện nay và đất mà gia đình ông Chuyền hiện đang ở. Ao 5 sào là 2 ao nhỏ, gồm ao 3 sào hiện ông Chuyền sử dụng và ao 2 sào đã bán cho ông Tống Công Lân hiện đang sử dụng.
Cụ Trương Văn Nhang được chia 1 sào đất và 1 sào ao. Đất và ao nói trên, cụ Nhang đã bán cho cụ Vũ Đình Thông, sau đó cụ Thông bán cho cụ Tống Công Vị, cháu cụ Vị là ông Tống Công Minh đang ở hiện nay
Cụ Trương Văn Dính được chia 1 sào đất, ao không có. Đất nói trên cụ Dính đã bán 7 miếng (1 sào gồm 10 miếng), cho cụ Vũ Đình Túy, mà cháu là ông Vũ Đình Oa đang ở, còn lại 3 miếng đất là của cụ Trương Văn Mấu, sinh ra ông Trương Văn Quặc. Do cải cách ruộng đất, rồi hợp tác hóa nông nghiệp, đã làm biến đổi. Hiện nay ông Oa làm nhà cho con là Ninh đang ở trên đất này.
Con cháu cụ Dính là cụ Trương Văn Tịch, có một thời làm ăn phát đạt, đã mở rộng khu đất ở tại giữa xóm, đó là khu đất ở và ao, hiện gia đình ông Nguyễn Văn Tuệ và đất hiện gia đình bà Trương Thị Phái đang ở chính là đất và ao của cụ Tịch trước đây.
Cụ Trương Văn Khởi không có tư liệu ghi chép về đất ở và ao được chia.
2. Đất ở của Tiểu ngành Cụ bà Hai Quý
Cụ bà Hai Quý có 2 người con trai, là cụ Trương Văn Tiến và cụ Trương Văn Bìa.
Đất ở là 1,5 sào. Ao là 3,5 sào. Phân chia và biến đổi như sau.
Cụ Trương Văn Bìa, sinh ra cụ Trương Văn Giảng. Cụ Giảng đi lính bị chết trận khi còn trẻ. Cụ ông và cụ bà Bìa, không có con kế tự, vì vậy khu đất ở 1,5 sào và ao 3,5 sào nói trên cụ Tiến quản lý và thờ phụng cụ Bìa, cụ Giảng.
Cụ Trương Văn Tiến đã sử dụng đất ở và ao như sau.
Đất ở 1,5 sào.
Cụ Tiến đã làm 4 ngôi nhà, trên khu đất 1,5 sào nói trên, 4 ngôi nhà được sắp xếp theo hình chữ "Môn" (chữ Hán). Ngôi nhà gỗ 5 gian to cao hướng về phía Đông, gian chính giữa là ban thờ, trước nhà là sân gạch rộng. Đây là khu nhà đã sử dụng một thời gian khá dài, các con, các cháu của cụ Trương Văn Tiến sinh sống và phát triển khá phồn thịnh. Đây cũng là lớp học dạy chữ Hán do cụ Đồ Ba, là thầy đồ dạy học. Các môn sinh thời đó, không chỉ ở xã An Dương mà còn ở các xã lân cận về đây theo học. Khu nhà nơi đây cũng đã một thời xem đây như nơi sinh hoạt văn hóa sôi động như "Hội môn sinh", "Mở khao hàng Tổng", "Hát ca trù"…
Từ năm 1940 và trở về sau, khu nhà ở này có nhiều biến đổi. Con cụ Tiến là cụ Trương Văn Xán (đời 3) có 4 người con trai là cụ Trương Văn Ngợi, cụ Trương Văn Nghĩ, cụ Trương Văn Nghi, cụ Trương Văn Lõi. Cụ Xán đã chia 4 ngôi nhà và đất ở cho 4 cụ con trai nói trên.
Cụ Ngợi được chia ngôi nhà gỗ 5 gian to và đất vườn mới tôn tạo, sau đó cụ Ngợi đã chuyển nhà ở ra khu đất vườn mới. Khu đất ở cũ hiện nay bà Trương Thị Phái là cháu gái ở.
Cụ Nghĩ được chia ngôi nhà 5 gian nhỏ bằng bương tre và sân phơi. Con cháu cụ Nghĩ ở từ xưa đến nay, hiện khu đất này được làm nhà thờ chi cụ Trương Văn Nghĩ.
Cụ Nghi được chia ngôi nhà 4 gian nhỏ bằng bương tre và đất vườn mới tôn tạo. Cụ Nghi đã chuyển nhà ở ra khu vườn mới. Khu đất ở cũ hiện nay Trương Văn Quyết là chắt cụ Nghi quản lý.
Cụ Lõi được chia ngôi nhà 4 gian nhỏ bằng bương tre và sân phơi. Con cháu cụ Lõi chuyển đi thành phố Hải Phòng ở. Khu đất này hiện nay do ông Tống Công Minh quản lý.
Ao 3,5 sào.
Gồm 2 ao nhỏ. Cụ Xán chia cho cụ Ngợi, cụ Lõi chung 1 ao, và cụ Nghĩ, cụ Nghi chung 1 ao. Ao của cụ Ngợi, cụ Lõi hiện nay do ông Chí quản lý. Ao của cụ Nghĩ, cụ Nghi hiện nay do ông Hộ và cụ Hiền quản lý.
3. Đất ở của Tiểu ngành Cụ bà Ba Quý
Cụ bà ba Quý có 2 người con trai là cụ Trương Văn Từ và Cụ Trương Văn Linh.
Đất ở là 1,5 sào. Ao là 5 sào. Phân chia và biến đổi như sau
Cụ Trương Văn Từ sinh ra con trai bị chết trẻ, con gái tên là cụ Trương Thị Nữa. Cụ Nữa lấy chồng tên là cụ Trần Văn Phối (cụ Thông Hai) cùng thôn La Cầu. Các cụ sinh ra cụ cả Khoát, con cháu là Lư. Nhà và khu đất ở của cụ Từ chuyển cho con gái là Nữa, chính là khu đất mà ông Lư đang ở hiện nay.
Cụ Trương Văn Linh sinh ra cụ Trương Văn Tấn, cụ Trương Văn Phổ, mà con cháu là ông Tới, ông Khánh. Từ đời cụ Linh đến đời các con, các cháu nối tiếp ở trên khu đất mà tổ nghiệp truyền lại. Ao 5 sào là 1 ao to, liền kề với khu đất của cụ Từ trước đây, ao 5 sào này đã chuyển nhượng qua nhiều chủ, thường được gọi là ao 5 sào ngõ ngược.
4. Những khu đất được gìn giữ lưu truyền
Những khu đất ở và ao mà tổ nghiệp dòng họ Trương Văn ở thôn La Cầu từ ngày khởi đầu định cư, qua sự biến đổi thăng trầm tới nay (năm 2010) đã trên 200 năm, cháu chắt của Tổ đã nối tiếp gìn giữ, xây đắp và lưu truyền đến ngày nay đó là:
Khu đất hiện xây nhà thờ họ Trương và đất ở xung quanh của gia đình ông Trương Văn Chuyền quản lý.
Khu đất hiện xây nhà thờ chi cụ Trương Văn Nghĩ do ông Trương Văn Hộ quản lý.
Khu đất vườn do Trương Văn Quyết quản lý
Khu đất nhà ở của ông Trương Văn Tới, Trương Văn Khánh đang ở.
Tháng 9-2009
Vùng đất tỉnh Hà Nam xưa là nơi tiếp giáp vùng rừng núi và đồng bằng sông Hồng. Dãy núi đất 99 ngọn ở huyện Thanh Liêm, núi Cõi, núi Non, núi An Lão… là vết tích của núi rừng thời xưa. Thôn La Cầu có gò Đống Cao, Đống Đa, Đồng Sang, Hàng Chài… là vết tích của núi đất bị bào mòn. Quần thể các chòm xóm thuộc thôn La Cầu và những thôn lân cận như làng Vạn, Đống Sấu… thời xưa, khu vực này có tên là Đống Sơn Quảng Đại, chùa La Cầu có tên là Đống Sơn Tự, tức là chùa Đống Sơn. Bình Lục và các huyện lân cận nằm trong vùng lòng chảo của đồng chiêm trũng tỉnh Hà Nam và tỉnh Nam Định. Ngày xưa nước ngập quanh năm, đi lại rất khó khăn, chỉ đi được bằng thuyền, cư dân sống bằng nghề làm ruộng, trồng lúa nước, và đánh bắt cua cá, suốt ngày phải đầm mình dưới nước. Chính nơi đây đã lưu truyền câu: "Sống ngâm da, chết ngâm xương". Xóm La Cầu trên, xóm La Cầu dưới, xóm Hàng, xóm Cầu La như những hòn đảo trong biển nước. Đây là nơi định cư ban đầu của các con cụ Tổ họ Trương, và con cháu phát triển cho đến ngày nay.
Gia đình cụ Trương Văn Cách, ít người ở trên khu đất hẹp (cạnh nhà cụ Tống Công Vị - con là Thiết). Con cháu chắt… của cụ Cách ở đến ngày nay, hậu duệ hiện nay là con cháu ông Trương Văn Thưởng.
Gia đình cụ Trương Văn Quý, nhiều người ở trên đất rộng, tại trung tâm xóm La Cầu trên. Thời ấy, cụ Quý có 6,5 sào đất, 14,5 sào ao (1 sào là 360 m2, tính theo sào Bắc Bộ). Ngày xưa đất và ao là khối liên hoàn của gia đình. Đất là để làm nhà ở, làm bếp đun, làm chuồng chăn nuôi gia súc, gia cầm, làm sân phơi, làm vườn rau. Ao là để chứa nước, sử dụng tắm rửa hàng ngày, đồng thời ao là để thả cá trồng rau, nuôi bèo. Đất ở và ao được xem là gia sản quan trọng, mang tính "Tâm linh - Linh thiêng" của tổ tông để lại, truyền qua các thế hệ từ đời này, qua đời khác. Cụ Quý có ba bà vợ, các cụ sinh ra các con, các cháu, tạm gọi là 3 tiểu ngành. Cụ Quý chia đất và ao cho các con. Trước đây, thông lệ chia gia sản là con trai và con trưởng được chia gia sản, còn con gái không được chia gia sản. Con trưởng được chia gia sản nhiều hơn để chăm lo việc thờ phụng tổ tiên.
Trải qua nhiều đời con cháu cùng với sự thay đổi của đất nước, đất định cư của cụ Trương Văn Quý truyền cho con cháu cũng có nhiều sự biến đổi. Đó là:
1. Đất ở của Tiểu ngành Cụ bà Cả Quý
Cụ bà Cả Quý có 4 người con trai, là cụ Trương Tất Đạt, cụ Trương Văn Nhang, cụ Trương Văn Dính và cụ Trương Văn Khởi.
Đất ở là 3,5 sào. Ao là 6 sào. Phân chia và biến đổi như sau:
Cụ Trương Tất Đạt được chia 1,5 sào đất và 1,5 sào ao. Đất 1,5 sào là khu đất xây nhà thờ Tổ họ Trương hiện nay và đất mà gia đình ông Chuyền hiện đang ở. Ao 5 sào là 2 ao nhỏ, gồm ao 3 sào hiện ông Chuyền sử dụng và ao 2 sào đã bán cho ông Tống Công Lân hiện đang sử dụng.
Cụ Trương Văn Nhang được chia 1 sào đất và 1 sào ao. Đất và ao nói trên, cụ Nhang đã bán cho cụ Vũ Đình Thông, sau đó cụ Thông bán cho cụ Tống Công Vị, cháu cụ Vị là ông Tống Công Minh đang ở hiện nay
Cụ Trương Văn Dính được chia 1 sào đất, ao không có. Đất nói trên cụ Dính đã bán 7 miếng (1 sào gồm 10 miếng), cho cụ Vũ Đình Túy, mà cháu là ông Vũ Đình Oa đang ở, còn lại 3 miếng đất là của cụ Trương Văn Mấu, sinh ra ông Trương Văn Quặc. Do cải cách ruộng đất, rồi hợp tác hóa nông nghiệp, đã làm biến đổi. Hiện nay ông Oa làm nhà cho con là Ninh đang ở trên đất này.
Con cháu cụ Dính là cụ Trương Văn Tịch, có một thời làm ăn phát đạt, đã mở rộng khu đất ở tại giữa xóm, đó là khu đất ở và ao, hiện gia đình ông Nguyễn Văn Tuệ và đất hiện gia đình bà Trương Thị Phái đang ở chính là đất và ao của cụ Tịch trước đây.
Cụ Trương Văn Khởi không có tư liệu ghi chép về đất ở và ao được chia.
2. Đất ở của Tiểu ngành Cụ bà Hai Quý
Cụ bà Hai Quý có 2 người con trai, là cụ Trương Văn Tiến và cụ Trương Văn Bìa.
Đất ở là 1,5 sào. Ao là 3,5 sào. Phân chia và biến đổi như sau.
Cụ Trương Văn Bìa, sinh ra cụ Trương Văn Giảng. Cụ Giảng đi lính bị chết trận khi còn trẻ. Cụ ông và cụ bà Bìa, không có con kế tự, vì vậy khu đất ở 1,5 sào và ao 3,5 sào nói trên cụ Tiến quản lý và thờ phụng cụ Bìa, cụ Giảng.
Cụ Trương Văn Tiến đã sử dụng đất ở và ao như sau.
Đất ở 1,5 sào.
Cụ Tiến đã làm 4 ngôi nhà, trên khu đất 1,5 sào nói trên, 4 ngôi nhà được sắp xếp theo hình chữ "Môn" (chữ Hán). Ngôi nhà gỗ 5 gian to cao hướng về phía Đông, gian chính giữa là ban thờ, trước nhà là sân gạch rộng. Đây là khu nhà đã sử dụng một thời gian khá dài, các con, các cháu của cụ Trương Văn Tiến sinh sống và phát triển khá phồn thịnh. Đây cũng là lớp học dạy chữ Hán do cụ Đồ Ba, là thầy đồ dạy học. Các môn sinh thời đó, không chỉ ở xã An Dương mà còn ở các xã lân cận về đây theo học. Khu nhà nơi đây cũng đã một thời xem đây như nơi sinh hoạt văn hóa sôi động như "Hội môn sinh", "Mở khao hàng Tổng", "Hát ca trù"…
Từ năm 1940 và trở về sau, khu nhà ở này có nhiều biến đổi. Con cụ Tiến là cụ Trương Văn Xán (đời 3) có 4 người con trai là cụ Trương Văn Ngợi, cụ Trương Văn Nghĩ, cụ Trương Văn Nghi, cụ Trương Văn Lõi. Cụ Xán đã chia 4 ngôi nhà và đất ở cho 4 cụ con trai nói trên.
Cụ Ngợi được chia ngôi nhà gỗ 5 gian to và đất vườn mới tôn tạo, sau đó cụ Ngợi đã chuyển nhà ở ra khu đất vườn mới. Khu đất ở cũ hiện nay bà Trương Thị Phái là cháu gái ở.
Cụ Nghĩ được chia ngôi nhà 5 gian nhỏ bằng bương tre và sân phơi. Con cháu cụ Nghĩ ở từ xưa đến nay, hiện khu đất này được làm nhà thờ chi cụ Trương Văn Nghĩ.
Cụ Nghi được chia ngôi nhà 4 gian nhỏ bằng bương tre và đất vườn mới tôn tạo. Cụ Nghi đã chuyển nhà ở ra khu vườn mới. Khu đất ở cũ hiện nay Trương Văn Quyết là chắt cụ Nghi quản lý.
Cụ Lõi được chia ngôi nhà 4 gian nhỏ bằng bương tre và sân phơi. Con cháu cụ Lõi chuyển đi thành phố Hải Phòng ở. Khu đất này hiện nay do ông Tống Công Minh quản lý.
Ao 3,5 sào.
Gồm 2 ao nhỏ. Cụ Xán chia cho cụ Ngợi, cụ Lõi chung 1 ao, và cụ Nghĩ, cụ Nghi chung 1 ao. Ao của cụ Ngợi, cụ Lõi hiện nay do ông Chí quản lý. Ao của cụ Nghĩ, cụ Nghi hiện nay do ông Hộ và cụ Hiền quản lý.
3. Đất ở của Tiểu ngành Cụ bà Ba Quý
Cụ bà ba Quý có 2 người con trai là cụ Trương Văn Từ và Cụ Trương Văn Linh.
Đất ở là 1,5 sào. Ao là 5 sào. Phân chia và biến đổi như sau
Cụ Trương Văn Từ sinh ra con trai bị chết trẻ, con gái tên là cụ Trương Thị Nữa. Cụ Nữa lấy chồng tên là cụ Trần Văn Phối (cụ Thông Hai) cùng thôn La Cầu. Các cụ sinh ra cụ cả Khoát, con cháu là Lư. Nhà và khu đất ở của cụ Từ chuyển cho con gái là Nữa, chính là khu đất mà ông Lư đang ở hiện nay.
Cụ Trương Văn Linh sinh ra cụ Trương Văn Tấn, cụ Trương Văn Phổ, mà con cháu là ông Tới, ông Khánh. Từ đời cụ Linh đến đời các con, các cháu nối tiếp ở trên khu đất mà tổ nghiệp truyền lại. Ao 5 sào là 1 ao to, liền kề với khu đất của cụ Từ trước đây, ao 5 sào này đã chuyển nhượng qua nhiều chủ, thường được gọi là ao 5 sào ngõ ngược.
4. Những khu đất được gìn giữ lưu truyền
Những khu đất ở và ao mà tổ nghiệp dòng họ Trương Văn ở thôn La Cầu từ ngày khởi đầu định cư, qua sự biến đổi thăng trầm tới nay (năm 2010) đã trên 200 năm, cháu chắt của Tổ đã nối tiếp gìn giữ, xây đắp và lưu truyền đến ngày nay đó là:
Khu đất hiện xây nhà thờ họ Trương và đất ở xung quanh của gia đình ông Trương Văn Chuyền quản lý.
Khu đất hiện xây nhà thờ chi cụ Trương Văn Nghĩ do ông Trương Văn Hộ quản lý.
Khu đất vườn do Trương Văn Quyết quản lý
Khu đất nhà ở của ông Trương Văn Tới, Trương Văn Khánh đang ở.
Tháng 9-2009
- Trương Quý Công (Thủy tổ)
- Cụ bà Hanh
- Trương Tất Quý (đời 1)
- Cụ bà Cả Quý
- Cụ bà hai Quý
- Cụ bà ba Quý
- Trương Tất Đạt (đời 2)
- Cụ bà Đạt
- Trương Tất Tuyển (đời 3)
- Cụ bà Nguyễn Thị Tuyển
- Trương Tất Nhĩ (đời 4) Cụ Tổ chi thứ nhất
- Trương Văn Tuân (đời 4) Cụ Tổ chi thứ hai
- Trương Thị Nhiễu (đời 4)
- Trương Thị Lối (đời 4)
- Cụ bà Nguyễn Thị Tuyển
- Trương Thị Lựu (đời 3)
- Trương Thị Đuồn (đời 3)
- Trương Thị Ngốc (đời 3)
- Trương Thị Vãn (đời 3)
- Cụ bà Đạt
- Trương Văn Nhang (đời 2)
- Trương Văn Dính(đời 2)
- Trương Văn Khởi (bố) (đời 2)
- Trương Văn Tiến (đời 2)
- Cụ bà Tiến
- Trương Văn Ngữ (đời 3)
- Trương Văn Xán (đời 3)
- Nguyễn Thị Viết
- Trương Văn Ngợi (đời 4) Cụ Tổ chi thứ bảy
- Trương Văn Nghĩ (đời 4) Cụ Tổ chi thứ tám
- Trương Văn Nghi (đời 4) Cụ Tổ chi thứ chín
- Trương Văn Lõi (đời 4) Cụ Tổ chi thứ mười
- Nguyễn Thị Viết
- Cụ bà Tiến
- Trương Văn Bìa (đời 2)
- Trương Thị Chinh (đời 2)
- Trương Văn Từ (bố) (đời 2)
- Trương Văn Linh (đời 2)
- Trương Thị Toản (đời 2)
- Cụ bà Cả Quý
- Trương Văn Cách (đời 1)
- Cụ bà Hanh