THÀNH VIÊN
HỘI ĐỒNG HỌ TRƯƠNG VIỆT NAM
GIA PHẢ
HỌ Trương Văn
THÔNG TIN
PHẢ KÝ
TỘC ƯỚC
TỪ ĐƯỜNG - HƯƠNG HỎA
PHẢ ĐỒ
BÀI VIẾT
Địa chỉ: Làng Hoá Tây, Xã Đại An, Huyện Đại Lộc
Người Biên soạn: Trương Văn Hùng
Người Liên hệ: 49 Lê Duẩn, Hải Châu, Đà Nẵng
Điện thoại: 0913494309 - Email: hufngdr@yahoo.com
Người Biên soạn: Trương Văn Hùng
Người Liên hệ: 49 Lê Duẩn, Hải Châu, Đà Nẵng
Điện thoại: 0913494309 - Email: hufngdr@yahoo.com
GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC
Tộc Trương Văn chúng ta có gốc từ đất Bắc, là dòng dõi võ quan, vào Nam mở đất từ thế kỷ thứ XVII. Ông tổ đời thứ 4 của Tộc ta được Vua Minh Mạng sắc phong là tiền hiền khai cơ của Làng Hoá Tây, Xã Đại An, Huyện Đại Lộc, Tỉnh Quảng Nam (năm Minh Mạng thứ 5). Sinh thời ngài tiền hiền làm chức quan Cai Đội tại Bình Định Trấn dưới thời các Chúa Nguyễn, ngài có tất cả 32 người con với 5 bà vợ (1 Chánh: Trần Thị Hoà, 1 kế: Bùi Thị Huệ và 3 thiếp: Hồ Thị Nghĩa, Nguyễn Thị Thu và Lê Thị Hề), ngài mất năm Gia Long Thứ 10, hưởng thọ 83 tuổi.
Trong số các con trai của ngài tiền hiền, chỉ có 7 người sau khi thành lập gia thất có sinh con trai nối dõi, và chia là 7 phái, nhưng cho đến nay, Tộc ta chỉ còn 3 phái là có con trai nối dõi vào đời thứ 12, trong đó phái 2 là có đông con cháu nhất. Các ông xuất phái:
PHÁI 1: Trương Văn Giác
PHÁI 2: Trương Văn Tiết
PHÁI 3: Trương Văn Phong
PHÁI 4: Trương Văn Đao
PHÁI 5: Trương Văn Đại
PHÁI 6: Trương Văn Cao
PHÁI 7: Trương Văn Thế
* Ngày 16/6 Âm lịch Giỗ Ngài Thĩ Tổ
Ngày 11/11 Âm lịch Giỗ Ngài Tiên Tổ
Ngày 5/3 Âm lịch Giỗ Ngài Tiền Hiền
* Ngày 17 / 6 những năm có hàng đơn vị là 0 hoặc 5 là ngày Hội Tộc. Ngày 17 tháng 6 năm 2005 vừa qua là kỳ Hội Tộc lần thứ 7.
* Thường trực Hội đồng Gia tộc (2005 - 2010):
1. Trương Văn Vạn Thọ (Trưởng Tộc, Đời 11). 197/25 Bạch Đằng, Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 0903.609.909
2. Trương Thanh Tùng (Đời 10). Làng Hoá Tây, Xã Đại Hoà, Huyện Đại Lộc, Tỉnh Quảng Nam. Điện thoại: 0510.865.020
3. Trương Văn Hùng (Đời 10). 48/17 Ly Thai To, Thanh Khe, Đà Nẵng. hufngdr@yahoo.com Điện thoại: 0913.494.309.
Đây là web công khai con cháu muốn xem phả hệ liên lạc với Hội đồng gia tộc để vào trang web riêng. Kính báo!
Tộc Trương Văn chúng ta có gốc từ đất Bắc, là dòng dõi võ quan, vào Nam mở đất từ thế kỷ thứ XVII. Ông tổ đời thứ 4 của Tộc ta được Vua Minh Mạng sắc phong là tiền hiền khai cơ của Làng Hoá Tây, Xã Đại An, Huyện Đại Lộc, Tỉnh Quảng Nam (năm Minh Mạng thứ 5). Sinh thời ngài tiền hiền làm chức quan Cai Đội tại Bình Định Trấn dưới thời các Chúa Nguyễn, ngài có tất cả 32 người con với 5 bà vợ (1 Chánh: Trần Thị Hoà, 1 kế: Bùi Thị Huệ và 3 thiếp: Hồ Thị Nghĩa, Nguyễn Thị Thu và Lê Thị Hề), ngài mất năm Gia Long Thứ 10, hưởng thọ 83 tuổi.
Trong số các con trai của ngài tiền hiền, chỉ có 7 người sau khi thành lập gia thất có sinh con trai nối dõi, và chia là 7 phái, nhưng cho đến nay, Tộc ta chỉ còn 3 phái là có con trai nối dõi vào đời thứ 12, trong đó phái 2 là có đông con cháu nhất. Các ông xuất phái:
PHÁI 1: Trương Văn Giác
PHÁI 2: Trương Văn Tiết
PHÁI 3: Trương Văn Phong
PHÁI 4: Trương Văn Đao
PHÁI 5: Trương Văn Đại
PHÁI 6: Trương Văn Cao
PHÁI 7: Trương Văn Thế
* Ngày 16/6 Âm lịch Giỗ Ngài Thĩ Tổ
Ngày 11/11 Âm lịch Giỗ Ngài Tiên Tổ
Ngày 5/3 Âm lịch Giỗ Ngài Tiền Hiền
* Ngày 17 / 6 những năm có hàng đơn vị là 0 hoặc 5 là ngày Hội Tộc. Ngày 17 tháng 6 năm 2005 vừa qua là kỳ Hội Tộc lần thứ 7.
* Thường trực Hội đồng Gia tộc (2005 - 2010):
1. Trương Văn Vạn Thọ (Trưởng Tộc, Đời 11). 197/25 Bạch Đằng, Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 0903.609.909
2. Trương Thanh Tùng (Đời 10). Làng Hoá Tây, Xã Đại Hoà, Huyện Đại Lộc, Tỉnh Quảng Nam. Điện thoại: 0510.865.020
3. Trương Văn Hùng (Đời 10). 48/17 Ly Thai To, Thanh Khe, Đà Nẵng. hufngdr@yahoo.com Điện thoại: 0913.494.309.
Đây là web công khai con cháu muốn xem phả hệ liên lạc với Hội đồng gia tộc để vào trang web riêng. Kính báo!
| ||||||||||||
Tin tức - Bài viết |
|
KHỞI TỔ DÒNG HỌ
Theo gia phả biên soạn các lần trước, Ông Bà ta từ Bắc vào Nam lúc nào, và xuất xứ tại đâu, chúng ta không thấy ghi chép lại khi Ngài Tiền Hiền lập bản Trường Biên. Cho nên ta tạm gọi thời kì trước năm 1640 với TỘC ta là thời kì SIÊU, nghĩa là không rõ được mấy đời, vì lẽ Gia Phả đầu tiên đã bị thất lạc. Bổn phận con cháu các đời sau gia tâm tìm hiểu, cố gắng chắp nối phả hệ, cho thỏa lòng khát khao; mong ước hiểu rõ ràng; tường tận về cội nguồn gia tộc. Nay chúng ta chỉ trùng tu và biên soạn theo bản Trường Biên của Ngài Tiền Hiền Khai Cơ và các bản sau đó, chỗ nào thiếu có chứng cứ rõ ràng thì bổ khuyết, chỗ nào sót hoặc chưa chuẩn với sử sách thì cải biên, chỗ nào còn nghi ngờ thì ghi chú, mong rằng các thế hệ sau này sẽ nghiên cứu làm sáng tỏ. Theo di bút của bản Trường Biên này, vị Tiền Hiền được kể từ đời thứ TƯ.
ĐỜI THỨ NHẤT
Đời thứ nhất được kể là TĨ TỔ tộc ta, là Ông TRƯƠNG VĂN THÔNG. Ngài sinh năm 1640: Canh Thìn (Năm Dương Hòa thứ 6), thuộc triều Vua Lê Thần Tông lần 1 (Nhường ngôi cho con 6 năm rồi làm vua trở lại), trong Nam: Chúa Nguyễn Phúc Lan năm thứ 5. Phả cũ không thấy ghi ngài sinh ở đâu, không biết năm mất, và ngài có bao nhiêu vợ, công nghiệp ra sao. Mộ ngài được xây đắp và dựng bia lần đầu ở Gò Đình (Đình Hoá Tây), sau có khắc BÀI MINH không thấy ghi sự nghiệp cá nhân Ngài. Hiện nay mộ đã chuyển về nghĩa trang Tộc. Căn cứ phần mộ, chúng ta đoán, ngài vào Nam trước năm 1660.
ĐỜI THỨ HAI
Đời thứ hai, ngài THĨ TỔ là Ông TRƯƠNG VĂN VU, sinh năm 1668 (Mậu Thân: năm Cảnh Trị thứ 6, thuộc triều Vua Lê Huyền Tông). Không thấy ghi năm mất, mộ phần cùng sự nghiệp cá nhân ngài. Giỗ ngài ngày 16 tháng 6 Âm lịch. Vợ Ngài là Bà MẠC THỊ QUYẾT Không thấy ghi năm sinh, năm mất, mộ phần.
ĐỜI THỨ BA
Đời thứ ba, Ngài Tiên Tổ chúng ta là Ông TRƯƠNG VĂN TRINH. Miếu mộ ngài được xây đắp hẳn hoi tại vườn Ông Trương Mậu (Ô. Viên NHU). Mộ Ngài Tiên Tổ được gọi là MẢ TỔ. Không rõ sự nghiệp, chỉ thấy ngài sinh năm 1700 (Canh Thìn: năm Chính Hòa thứ 20, thuộc triều Vua Lê Hy Tông) và ngày kị ngài là 11 tháng 11 Âm lịch, mà sau này Tộc ta lấy ngày ấy để làm ngày chạp mả hàng năm. Vợ Ngài là Bà TRẦN THỊ LÂU Không thấy ghi năm sinh, năm mất, mộ phần. Kỵ ngày 25 tháng 2 âm lịch.
ĐỜI THỨ TƯ
Đời thứ tư, Ngài Tiền Hiền chúng ta là Ông TRƯƠNG VĂN CHƠN Sinh Mậu Thân (1728: năm Bảo Thái thứ 19, thuộc triều Vua Lê Dụ Tông) mất ngày 5 tháng 3 năm Canh Ngọ (1810: năm Gia Long thứ 9), hưởng thọ 83 tuổi, mộ tại Vườn Họ, con cháu đã cải táng về nghĩa trang Tộc. Ông có 5 bà vợ và 32 người con.
THÂN THẾ, SỰ NGHIỆP CỦA NGÀI TIỀN HIỀN
Ngài Tiền Hiền Khai Cơ TRƯƠNG NHẤT LANG QUÍ CÔNG, húy CHƠN thuộc đời thứ bốn, sinh vào tháng 2 năm Mậu Thân (1728, ngoài Bắc là năm cuối cùng dưới triều Vua Lê Dụ Tông [năm Bảo Thái thứ 19], Vĩnh Khánh năm thứ nhất, Chúa Trịnh Cương băng hà, con là Trịnh Khương lên nối; trong Nam là đời Chúa Nguyễn Phúc Chu). Ngài mất ngày 5 tháng 3 Canh Ngọ (1810: năm Gia Long thứ 9), hưởng thọ 83 tuổi, mộ Ngài nguyên táng tại Vườn Họ, hiện nay đã cải táng về Nghĩa trang của Tộc. Tộc ta lấy ngày ngài mất làm ngày tế xuân hằng năm, sau này kiêm luôn ngày Chạp mả (ngày 5 tháng 3).
Ngài sinh ra và lớn lên dưới thời thịnh trị của các Chúa Nguyễn, chinh chiến, làm quan và hưởng lộc Chúa Nguyễn, trải qua Chiến tranh Trịnh - Nguyễn và thời kỳ Song Nguyễn tranh hùng, sống dưới triều Tây Sơn (Quang Trung, Quang Toản); chứng kiến toàn bộ sự hình thành và các chiến công hiển hách và sự lụi tàn của Nhà Tây Sơn; thấy được sự hưng thịnh của đất nước Việt Nam sau khi Vua Gia Long thống nhất sơn hà (sống qua 9 năm dưới triều Gia Long).
Theo bản Trường Biên ngày 1-1 Ất Mão (tức năm thứ 3 đời Cảnh Thạnh: 21-1-1795) chính tay Ngài soạn thảo và còn được truyền lưu, thì không biết Ngài có bao nhiêu anh em ruột, chỉ biết Ngài xuất thân Võ nghiệp chinh chiến lâu năm; đã đổi đi từ Quảng Ngãi, Bình Định và làm võ quan với hàm Nhị phẩm Võ giai, chức quan Cai đội (sau các chức Chưởng cơ, Cai cơ). Theo Trương Hữu Quýnh (2002) trong Đại cương Lịch sử Việt Nam trang 362: "Chúa Nguyễn ít cấp ruộng lộc cho quý tộc, quan lại cao cấp" (So sánh với Chúa Trịnh, năm 1720, quan từ Lục phẩm trở lên được cấp 10 - 30 mẫu) , còn theo Lê Quý Đôn:
"Mẹ Chúa được cấp 10 mẫu, Chưởng cơ được cấp 5 mẫu, Cai cơ được cấp 4 mẫu, Cai đội được cấp 3 mẫu 5 sào, Nội đội trưởng được cấp 3 mẫu "
Từ 1744, Chúa Nguyễn Phúc Khoát xưng vương, lên ngôi vua ở Phú Xuân, đúc ấn quốc vương xây dựng Phú Xuân thành Kinh đô(trước năm này, các Chúa khi bổ dụng quan lại chỉ dùng chữ "Thị phó", dưới kiềm dấu "Thái phó quốc công", và dùng ấn "Tổng trấn tướng quân"). Đằng ngoài là Vua Lê Hiển Tông, hiệu Cảnh Hưng (1740-1786), Chúa Trịnh Doanh, 1740. Nếu tính Ngài Tiền Hiền ra làm quan trước năm 30 tuổi (1758 sinh con đầu lòng tại Bình Định), Như vậy, lúc này ông đang làm quan cho Chúa Nguyễn tại Bình Định, đến 1773 quân Tây Sơn làm chủ Bình Định thì Ngài đã làm quan cho Chúa Nguyễn 16 năm.
Năm 1771, phong trào Tây Sơn bùng nổ và ngày càng lớn mạnh (lúc này Ngài Tiền Hiền 44 tuổi, đang làm quan cho Chúa Nguyễn và trấn thủ tại Bình Định). Mùa Thu năm 1773, nghĩa quân Tây Sơn đã chiếm được phần lớn Phủ Quy Nhơn, sau đó đánh chiếm ra Bắc đến hết Quảng Ngãi, phía Nam đến Bình Thuận. (Không hiểu trong thời gian 3 năm này ngài Tiền Hiền hành xử như thế nào. Về mặt gia đình, cùng bà Hòa sinh bà Trương Thị Chí năm1771, mãi đến 30-10 Ất Mùi [1775] mới sinh bà Trương Thị Lý).
Trong khoảng thời gian 1774-1788, dù quân Chúa Nguyễn và Tây Sơn giằng co, quân Chúa Trịnh và Tây Sơn tranh chấp, rồi quân Tây Sơn và quân Chúa Trịnh ép Chúa Nguyễn chạy vào Nam, cho đến ngày 22-12-1788 (Mậu Thân), Nguyễn Huệ lên Ngôi Hoàng đế tại Phú Xuân (sau đó tiến quân ra Bắc đánh thắng 20 vạn quân Mãn Thanh), thì Bình Định Trấn vẫn thuộc sự chi phối của Nhà Tây Sơn (do Nguyễn Nhạc trực tiếp quản lý). Không hiểu trong thời gian 1774-1788 (15 năm) Ngài Tiền Hiền ra sao ?
Khi Nguyễn Huệ lên ngôi ở Phú Xuân với Đế hiệu Quang Trung (22-12-1788), lúc này Ngài Tiền Hiền hơn 60 tuổi, và trong 3 năm dưới triều Quang Trung (1788-1791) thân phận Ngài thế nào? Vì sao Ngài quy cố hương lúc đã 63 tuổi (1791)? Vì sao Ngài về quê? Năm 1789, Quang Trung ra chiếu "Khuyến Nông": "Đạo lo cho dân không gì bằng hồi phục dân lưu tán, khai khẩn ruộng bỏ hóa..."; "từ lúc trải qua loạn lạc đến nay, binh lửa liên miên bận rộn, lại thêm đói kém, nhân khẩu lưu tán, đồng ruộng bỏ hoang. Số đinh điền thực trưng mười phần không còn được 4 -5..." và qui định:
- "Dân lưu tán phải nhanh chóng về quê cũ, xã nào chứa chấp người trốn tránh phải bị trừng phạt. Làng xã phải cung cấp ruộng đất công cho họ cày cấy, nộp thuế.
- Hạn đến tháng 9 năm Kỷ Dậu (tháng 10-1789) xã phải làm xong sổ ruộng nộp lên.
- Hạn trong 3 năm, ruộng đất trong xã đều phải được cày cấy".
Tóm lại, thời gian 1774 - 1791 (gần 18 năm), Ngài Tiền Hiền sống tại Bình Định như thế nào cần tiếp tục khảo cứu ?
Năm Quang Trung thứ tư (Tân Hợi) ngày 4 tháng 3 (18- 4-1791), ngài từ Bình Định trở về làng có một mình, bà con họ hàng thân thích ly tán, nhà cửa sản nghiệp tiêu tan theo sự tàn phá của thời kỳ Song Nguyễn tranh hùng. Đúng với lời Ngài viết: "Bình Định Trấn phản hồi, tôn môn hủy tạ, sự tích tiêu ma, chỉ tồn nhưt bỉ". Ngài qui dân lập ấp đứng xin khai trên 30 mẫu đất Tiền tiền niên Tổ Nghiệp (đất của ông bà) lưu lại (như vậy ông bà chúng ta đã khai khẩn đất này khá lâu, hoặc đây là ruộng lộc của Chúa Nguyễn cấp cho tổ tiên ta?). Lúc ấy làng gọi là Quảng Hoá Đông Tây nhị châu, Phú Châu Thuộc, Điện Bàn Phủ (1791).
Năm Cảnh Thạnh thứ 3 (tức 1795), Ngài lo soạn thảo Bản Trường biên (Gia phả biên soạn lần thứ Nhì). Ngài có công to lớn với Tộc ta. Đất ruộng Tộc ta canh tác là nhờ Ngài đã lo nghĩ việc phục trưng ngay khi mới về làng. Dòng họ ta còn tìm được tông tích cũng nhờ Ngài có một nhãn quan rộng rãi, luôn tưởng nhớ công đức cha ông và lo cho con cháu, nên đã lưu lại Trường Biên. Ngài còn xin trưng cho làng một số đất gọi là: bổn châu đồng canh tang căn tự thổ (30 mẫu), do vậy, khi Vua Minh Mạng có chủ trương phong thần, Ngài được ông xã trưởng Lê Văn Tường lập tấu xin sắc phong Ngài làm Tiền Hiền khai cơ cho xã. Xin kính dâng ngài câu đối:
Sống là võ quan, rồi về làng khai cơ mở xã.
Thác là Phúc thần, được nhân dân muôn đời phụng xá.
Ông cưới vợ chánh (người làng Gia Cốc) từ khi ở quê, trước lúc ra làm quan. Khi Bình Định do Nguyễn Nhạc làm chủ, ông cưới bà vợ kế (bà Bùi Thị Huệ, người Quảng Ngãi). Trong thời gian 35 năm ở Bình Định, bà Hòa sinh cho ông 9 người con, bà Huệ sinh 7, tổng cộng 16 người con. Sau khi hồi cư (1791, 63 tuổi), ngài cưới thêm 3 vợ thứ. Trong 20 năm cuối đời (63 - 83 tuổi), ngài chuyên tâm làm việc Tộc, vui cảnh điền viên và sinh hạ thêm 16 người con với 4 bà vợ (trừ bà Hòa, lúc về làng đã 55 tuổi).
Bà vợ Chánh: Bà TRẦN THỊ HÒA, sinh năm Đinh Tỵ (1737) tại làng Gia Cốc, Tổng An Lễ, Huyện Duy Xuyên, Phủ Điện Bàn, nay là Xã Đại Minh, Đại Lộc, mất ngày 8-1 Tân Dậu (1801), thọ 65 tuổi, mộ tại 3 sào Vườn Họ, nay đã chuyển về Nghĩa trang Tộc. Bà chung sống với ông hơn 44 năm (1758 - 1801) (Bà sinh sau ông 9 năm và mất trước ông 9 năm). Sinh hạ: 2 trai và 7 gái. Năm 1758, bà sinh con gái đầu lòng (lúc ông 30, bà 21 tuổi); 1761 con đầu lòng (Trương Thị Hiệp) mất khi 3 tuổi; mộ tại Bình Định.
* Bà vợ kế: Bà BÙI THỊ HUỆ, không ghi năm sinh (con đầu lòng của bà sinh năm 1777), năm mất (sau 1826; năm soạn Gia phả lần 3). Bà người xã Đinh Hiền, tỉnh Quảng Ngãi, mộ bà đã chuyển về nghĩa trang Tộc. Bà chung sống với ông hơn 34 năm (khoảng 1776-1810) (Bà có cùng độ tuổi với con đầu ngài Tiền Hiền). Ông bà sinh hạ 6 gái, 3 trai và 1 vô danh. Con đầu là Trương Thị Tần, sinh tại Bình Định (1777: Trong năm này, Nguyễn Nhạc tự xưng Tây Sơn Vương, phong Nguyễn Huệ làm Phụ chính. Con út là Trương Thị Nhâm, sinh tại Hóa Tây, Đại Hòa, Đại Lộc, Quảng Nam.
Bà vợ 3: HỒ THỊ NGHĨA không ghi năm sinh, năm mất, quê quán; sinh hạ 2 gái đều tại Hóa Tây, Đại Hòa, Đại Lộc, Quảng Nam khi ông đã hồi hương.
Bà vợ 4: NGUYỄN THỊ THU, không ghi năm sinh, năm mất, quê quán, mộ bà nay đã chuyển về Nghĩa trang Tộc. Sinh hạ 7 trai, 1 gái và 2 vô danh (tất cả những người con của bà đều sinh tại Hóa Tây, khi ông đã hồi hương). Căn cứ năm sinh của các con bà, ta đoán bà sống chung với ông khoảng 20 năm. Tính về số lượng, bà Thu sinh ra 4 ông xuất phái.
Bà vợ 5: LÊ THỊ HỀ, không ghi năm sinh, năm mất, quê quán, mộ phần. Sinh hạ 1 trai mất khi 4 tuổi.
Như vậy Bà Huệ được ông cưới sau khi Nhà Tây Sơn làm chủ Bình Định; còn 3 bà vợ sau (tuổi nhỏ hơn con gái đầu ngài Tiền hiền) thì cưới khi ông về Hóa Tây, Đại Hòa, Đại Lộc (căn cứ vào năm sinh các người con của 3 bà vợ). Tóm lại, Ngài TIỀN HIỀN thuộc đời thứ 4, có 5 bà vợ, sinh hạ 16 gái, 13 trai và 3 vô danh; sinh con đầu lòng (với bà Hòa) lúc ông 30 tuổi; con út (với bà Thu) lúc ông 83 tuổi (năm ông mất) nhưng cuối cùng lớn lên và xuất phái vào đời thứ V chỉ gồm 7 vị.
Trương Văn Hùng (phái 3)
TÀI SẢN GIA TỘC
TỪ ĐƯỜNG
Từ Đường đầu tiên
Trước khi viết về Tự đường chúng tôi viết qua về vườn Họ. Được nghe kể lại: Khi đức Tiền Hiền về làng qui dân lập ấp. Ngài làm nhà tại 6 sào vườn Họ để ở, cùng thờ phụng Ông Bà cha mẹ như những người khác. Mãi đến sau không còn người ở đó nữa, vườn ấy được coi là của công nên gọi là vườn Họ. Về phía Bắc góc vườn có trồng một cây thị nên cũng còn được gọi là vườn cây thị. Và nhà ở đó được coi là nhà thờ đầu tiên của Tộc.
Từ đường lần II
Theo giấy tờ để lại: Ông Tổ bác chúng ta là Ông Trương Văn Ký làm nhà ở trên ba sào đất riêng của vợ chồng Ông, hiện nay là vườn Nhà Thờ. Ông Bà không con, bèn cúng cái nhà trên để làm nhà thờ Tộc. Còn 3 sào vườn thì trích một sào về phía Tây, giao cho cháu bà là Đặng Trọng để canh tác tự bà. Hai sào về phía đông giao cho cháu thừa tự sau này là ông Trương văn Chánh ở tại nhà thờ lo hương khói và giỗ kỵ Ông Bà.
Vậy nhà thờ lần thứ hai của Tộc là nhà ông bà Tổ bác của chúng ta đã phụng cúng. Sau đây cũng còn một việc đáng ghi vào ký sự, để con cháu được biết lòng tốt của Ông bà Tổ bác, cùng gương can đảm và hào hiệp của ông cha chúng ta lúc đương thời.
Nguyên ông bà Tổ bác còn trí một sở đất 5 sào, giao cho cháu trong họ là Ông Trương văn Viên canh tác để lo cúng chạp mã. Không ngờ, Ông Trương văn Hinh là một thí võ sinh có tiếng, nhập đảng Nghĩa Hội Quảng Nam, bị bắt.
Với tinh thần tương thân, tương trợ của gia tộc, ông cha chúng ta dám thuận ký cho ông Trương văn Hinh bán năm sào đất nói trên để lấy tiền chuộc tội. Từ đó, ông cha chúng ta đóng góp tiền tay, lo cúng chạp mã, đãi làng dân mãi cho đến khi đất Tộc được phục trưng mới trí đất: Xuân, Thu và chạp mả.
Từ đường lần thứ III
Khi đất được phục trưng, ông cha chúng ta xúc tiến việc xây cất Từ Đường, trên sở đất hiện nay.
Vào ngày lành tháng tốt, tháng 8 năm Giáp Dần, triều Duy Tân thứ 8 (1914) Từ Đường Tộc ta khởi cất cây gỗ rất tốt, toàn là gỗ mít, xây xong lợp ngói vững vàng, có 3 khám cẩn xà cừ rất đẹp.
Để cúng tạ Thần Linh Thổ Võ, sau khi khánh thành từ đường, ông cha chúng ta có thiết một diện hát bộ suốt 3 đêm ngay tại đình làng để tạ ơn Thần Linh Thổ Võ, nên làng đã nghinh nồi hương ở nhà thờ Tộc ta về tại đình làng suốt thời gian ấy.
Từ đường lần thứ IV
Thời gian trôi qua đến năm Bảo Đại thứ 9 (1934) Tự Đường lại được đại tu bổ: Nền nhà được xây lên cao, làm thêm bái đường, thật nguy nga và sáng láng.
Trải qua hai cuộc chiến tranh khốc liệt Từ Đường cũng khó tránh sự hư hao. Lần thứ nhất bị sụp bái đường. Lần thứ hai, phước thay còn được cái xác nhà. Những khám thờ, bàn án cũng còn tồn tại một phần nào. Đặc biệt là bài minh khắc trên bia đá vẫn còn nguyên, trong khi những đình chùa, nhà cửa của những làng, những Quận chung quanh bị phá nát.
Cho tới năm 1973, xóm làng chưa ai ở, đường sá chưa có lối đi. Trước cảnh mưa nắng dập dồn, sườn nhà càng ngày càng thêm mục. Chạnh lòng luyến tiếc di tích của tiền nhân, anh em đồng ý xuất một số tiền Tộc, nhờ Ông Trương Để và Trương Châu làm Đốc công và Giám thị, tìm mua vật liệu và thuê người lợp lại cho đỡ nắng mưa, chờ ngày kiến thiết.
Phụng ghi tháng 7 - 1973
Tộc trưởng: TRƯƠNG KHẢI
Từ đường lần thứ V (trùng tu)
Sau ngày quê hương hòa bình (1975), đích thân Tộc trưởng đời 9 là Ông Trương Khải từ Sài Gòn về quê cùng Ông Hương Thời, Ông Trợ Châu và tòan tộc góp tiền trùng tu nhà thờ bị hư hại nhẹ sau hai mươi năm chiến tranh. Đây là điều vô cùng may mắn và phước trạch nhà ta to lớn vô cùng, vì xóm làng bị tàn phá nặng nề, chỉ có nhà thờ chúng ta còn gần như nguyên vẹn. Hơn nữa sau chiến tranh hầu như ai ai cũng tập trung làm nhà sau khi hồi cư nên vấn đề làm mới nhà thờ chưa tiện đặt ra.
Từ đường lần thứ VI (trùng tu và làm thêm Tiền đường)
Chuẩn bị cho Hội Tộc lần 4 (1993), thể theo nguyện vọng của con cháu, Tộc ta tiến hành trùng tu từ đường và làm thêm phần Tiền đường (đúc mái bằng), tạo không gian rộng thóang, thuận lợi cho việc sum họp con cháu định kỳ 5 năm về lo việc Tộc. Lần này gia đình ông Trương Khôi góp 1/3 kinh phí, ông Trương Kình (đời 9) bỏ 3 tháng trời về trực tiếp quản đốc việc trùng tu. Nhân đây tô vẽ lại thật là tươi đẹp, con cháu về dự lễ khánh thành phụng cúng nhiều đồ vật tế khí, câu đối, hoành phi thật là rực rỡ.
Phụng ghi tháng 6 - 2005 Tộc nhân TRƯƠNG VĂN HÙNG
Từ đường lần thứ VII (2007), (trùng tu)
K ể từ năm 1934 khi xây dựng đến 2005 (Hội tộc lần 7), từ đường tồn tại uy nghiêm dù qua bom đạn ác liệt của hai cuộc chiến, trong đó có hơn 10 năm xóm làng không có người sinh sống (1965 - 1975). Hơn 70 năm chỉ qua vài lần sửa chữa nhỏ, phần tiền đường chỉ làm thô nên qua Hội tộc lần 7 bà con quyết định trùng tu lại từ đường: đại tu; phục chế nhà gỗ, xây cổ lầu và tô vẽ tiền đường. Với tiêu chí giữ vững tính dân tộc với độ bền 100 năm.
Ngày khởi công : Ngày 20 tháng 3 Đinh Hợi (ngày 6 tháng 5 năm 2007).
Ngày An Vị : Ngày 28 tháng 7 Đinh Hợi (ngày 9 tháng 9 năm 2007) Qua hơn 4 tháng thi công (Ông Trương Tảo Đốc công, Ông Trương Khanh phụ tá và Ông Trương Văn Hùng giám thị kiêm tổng thủ quỹ) với hợp đồng chi tiết cùng đội thợ chuyên nghiệp. Ngôi từ đường hoàn thành: khang trang, bền vững, uy nghiêm mà thân thuộc, cái cổ kính của nhà gỗ mái ngói âm dương hài hoà với cái kiên cố của bê tông được tô đắp một cách tài tình và khéo léo. Đây là công trình ghi nhận sự đồng thuận của tình thân gia tộc trong chí hướng có nơi tôn nghiêm phụng thủ tiền nhân. Từ lúc thiết kế; thi công cho đến khi hoàn thành chỉ toàn lời khen; chưa ai chê trách.
Phụng ghi 2007 Tộc nhân TRƯƠNG VĂN HÙNG
ĐIỀN ĐỊA
Phục trưng lần thứ I
Các cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn và song Nguyễn chấm dứt, Nhà Tây Sơn ra đời. Đức Tiền Hiền ta về quê, qui dân lập ấp trở lại. Ngài xin phục trưng Tiền tiền Tổ nghiệp lưu hạ (đất của Ông bà để lại) được trên 30 mẫu đất trồng dâu.
Mãi đến triều Gia Long mới được lập châu bộ điền thổ. Những sở đất đã được phục trưng trên, chỉ có một người con trưởng của Ngài là Ông Trương Văn Giác đứng bộ với danh xưng: Bổn Tộc tang cư tư thổ .
Tuy nhiên thời cuộc đổi thay, tang thương biến chuyển, những sở đất ấy trở thành dòng nước, đến triều Duy Tân mới được phục hồi.
Sông kia rày đã lên đồng, khuynh bắc bồi nam là lẽ vần xoay của Tạo hoá, nhưng theo luật của Triều đình lúc bấy giờ, mặc dù đất của chúng ta bị lở, dòng sông di chuyển bồi đến đâu, thì những người hiện canh kế đó được gia nhập vào đất họ thọ thuế cho nhà nước, còn chúng ta vẫn bị mất đất. Do đó mới có vụ kiện phục trưng lần II.
Phục trưng lần thứ II
Đất bị mất một cách oan tình, ông cha chúng ta bèn hợp cùng viên hào trong làng và liên kết với làng Hoá An đầu đơn khởi tố làng Quảng Đại (còn gọi là làng Quảng Đợi) và làng Quảng Hoá Đông chiếm đoạt đất bồi.
Đơn đi từ Huyện, tỉnh đến toà Công sứ (Pháp) từ bộ Hộ đến toà Khâm sứ, cơ mật viện, ròng rã kêu hiện trong mấy năm trời, mới được xét xử với câu phê chung thẩm như sau: Công tư số can, chiếu châu bộ đạt giao sung số, tồn nam hướng tân phá giang bình phân y tứ xã châu. Nghĩa là đất công, đất tư ai có bao nhiêu, chiếu quyển bộ Gia Long có ấn dấu đỏ đo đủ giao cho họ; còn phía Nam con sông mới phá đó, cứ chia đều cho 4 làng đã giành nhau.
Do đó Hội đồng đo đạt được thành lập gồm có; Đại diện Nam triều Viên Bố chánh - Đại diện Bảo hộ. Viên đồn trưởng An Điềm Sogny và 2 viên Tri Huyện: Đại Lộc và Quế Sơn (bấy giờ Quảng Đại thuộc Quế Sơn) coi việc đo đạt và dựng mốc giới rành rẽ cho 4 xã châu: Quảng Đại Xã, Quảng Hoá Tây châu, Quảng Hoá Đông châu, Quảng Hoá An châu.
Tuy được kiện, nhưng đất tộc ta, với điều kiện trong lúc bấy giờ, chỉ được cho phục trưng trên 16 mẫu do Tộc trưởng ông Trương Văn Chánh đứng tên xin trưng cho Tộc.
Dưới thời phong kiến và thực dân mà thắng kiện với số đất trên 16 mẫu là một kì công của ông cha chúng ta. Vì vụ này cho thấy rất gay go và bền bĩ. Muốn khởi tố phải có tiền, Ông cha chúng ta phải tạm mãi sở đất này, cầm chấp sở đất khác, vay mượn thêm nhiều nơi, mới đủ tiền chi dụng trong suốt một thời gian kêu kiện khá lâu.
Đất được triệt giao, còn phải ra công cừ trúc vì có những chỗ đọng nước chưa canh tác được. Thêm vào đó, trong làng nhiều người ganh tỵ, đã không giúp Tộc ta trưng đủ số đất bị lở, lại còn cầm đầu một số dân làng kêu kiện khuấy rầy, vu khống. Một phen nữa, ông cha chúng ta phải bàn tính, lui tới cửa quan, cuối cùng ta vẫn thắng.
Mọi việc đều yên, ông cha chúng ta phải bán gần 7 mẫu đất và còn trích một số đất để lo cúng tế xuân, thu, chạp mả và thù lao cho những người có công với Tộc.
Theo đơn xin trưng của Ông Trương Chương, Trương Mậu, Trương Khải, mãi đến ngày 25 - 5 - 1945 mới được cấp trích lục.
Đất hiện canh:
Hiện nay (1973) số đất còn lại đã ghi vào đất Tộc được trên 5 mẫu. Theo sở Đạt Điền ghi vào trích lục với tên 5 người thừa kế gồm các ông:
1. TRƯƠNG VĂN ĐẢNH2. TRƯƠNG CHƯƠNG3. TRƯƠNG MẬU4. TRƯƠNG VĂN ÂN5. TRƯƠNG KHẢITổng cộng: 5 mẫu, 8 sào, 4 thước. Đất bị lở lại 1 mẫu, 1 sào, 3 thước và 6 sào, 12 thước đất nền nhà thờ và nghĩa trang của Tộc. Hiện đang cấp cho các cháu trong Tộc canh tác 4 mẫu, 4 thước để lo mồ mả ông bà, tránh sự góp tiền tay.
Phụng ghi tháng 7 - 1973 Tộc trưởng: TRƯƠNG KHẢI
Phụng ghi tháng 7 - 2005 Tộc nhân TRƯƠNG VĂN HÙNGSau giải phóng miền nam (30 / 4 / 1975) đất nước thống nhất. Chính quyền Cộng Hoà Miền Nam Việt Nam (sau là Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam) kêu gọi hiến đất để chia lại cho nông dân, hội đồng gia Tộc quyết định vì lợi ích chung, hiến tất cả đất Tộc cho chính quyền. Từ đây chấm dứt đất chung của Tộc, mọi chuyện hiếu hỷ lớn nhỏ trong tộc đều do con cháu chung tay góp sức, tùy hỷ kẻ ít người nhiều theo thành tâm, nhưng chưa bao giờ Tộc ta thiếu tiền chi tiêu cho việc Tộc, âu cũng nhờ ơn phước của tổ tiên !