CHỨC NĂNG
THÀNH VIÊN
Thông tin về Trương Hán Siêu
Sự nghiệp, công đức
Cụ đã từng giúp Trần Hưng Đạo đánh quân Nguyên. Sau làm Giám nghị đại phu từ thời vua Trần Anh Tông đến vua Trần Dụ Tông (Giám nghị đại phu là can gián vua, để vua làm điều tốt lành, ích nước lợi dân). Cụ không những là nhà chính trị lỗi lạc mà còn là một nhà thơ kiệt xuất đời nhà Trần. Thơ văn của Cụ còn lại một số tác phẩm trong đó có bài phú “sông Bạch Đằng” (Bạch Đằng Giang phú). Sáng tác khoảng 50 năm sau khi đắnh thắng quân Nguyên. Là một bài thơ có giá trị - nội dung ca ngợi những chiến công oanh liệt của ông cha ta chống ngoại xâm từ thời Ngô Quyền đến đời nhà Trần.
Quê hương của cụ có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng như núi Dục Thuý, động Liên Sơn. Cụ có nhiều bài thơ, phú được khắc vào đá, sau này các danh nhân như thi sĩ - nhà vua Lê Thánh Tông, Phạm Sư Mạnh, Phạm Văn Nghị v.v.. đều có thơ hoạ lại.
Đến đời vua Trần Dụ Tông, năm Giáp Ngọ (Thiệu phong thứ 14) Cụ làm chức quan “Hành khiển Tả tham tự chính sự” ra trấn thủ đất Hoá Châu (sau đổi là Hồng Châu, nay là tỉnh Hải Dương) . Lúc này tuổi Cụ đã cao, lại có bệnh thấp khớp, thường xuyên phải về kinh đô về chầu vua và bàn việc nước, nhưng chưa đến Thăng Long thì Cụ đã mất, thọ 79 tuổi (1354), vua Trần Dụ Tông phong cụ là Thái Bảo Công.
Lúc sinh thời, cụ trấn thủ ở đâu đều lấy vợ nơi đó, nên con cháu, dòng dõi nơi nào cũng có.
Cụ thể:
Quê hương của cụ có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng như núi Dục Thuý, động Liên Sơn. Cụ có nhiều bài thơ, phú được khắc vào đá, sau này các danh nhân như thi sĩ - nhà vua Lê Thánh Tông, Phạm Sư Mạnh, Phạm Văn Nghị v.v.. đều có thơ hoạ lại.
Đến đời vua Trần Dụ Tông, năm Giáp Ngọ (Thiệu phong thứ 14) Cụ làm chức quan “Hành khiển Tả tham tự chính sự” ra trấn thủ đất Hoá Châu (sau đổi là Hồng Châu, nay là tỉnh Hải Dương) . Lúc này tuổi Cụ đã cao, lại có bệnh thấp khớp, thường xuyên phải về kinh đô về chầu vua và bàn việc nước, nhưng chưa đến Thăng Long thì Cụ đã mất, thọ 79 tuổi (1354), vua Trần Dụ Tông phong cụ là Thái Bảo Công.
Lúc sinh thời, cụ trấn thủ ở đâu đều lấy vợ nơi đó, nên con cháu, dòng dõi nơi nào cũng có.
Cụ thể:
- Tại quê Phúc Am cụ lấy hai bà.
- Khi trấn thủ Hồng Châu cụ lấy một bà tại xã Dậu Linh, Huyện Thanh Miện, (nay là huyện Thanh Miện tỉnh Hải Hưng).
- Trấn thủ Sơn Nam (Nam Định ) cụ lấy một bà ở thôn Mai Cầu, Xã Đại Tân (còn có tên gọi là Trà Châu) nay thuộc huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam Ninh.
- Trấn thủ ở Ung Châu (nay là Nghệ Tĩnh) lấy một bà ở huyện La Sơn, Phủ Đức Quang.
- Khi Cụ đem quân đánh Chiêm Thành lấy một bà vợ ở xã Mỹ Khê Tây ( Thôn Bình Châu) Phủ An Nghĩa, Huyện Bình Sơn, Tỉnh Nghĩa Bình.
- Các bà đều có con cháu, một số con cháu ở lại quê ngoại như Hải Hưng, Nghệ Tĩnh, Hà Nam Ninh, Nghĩa Bình …