CHỨC NĂNG
THÀNH VIÊN
Thông tin về NGUYỄN THỊ VY
CON THỨ | HỌ TÊN CÁC CON | NĂM SINH | TÌNH TRẠNG |
1 | TRƯƠNG VĂN SAM | Đã mất | |
2 | ỉTương Thị Đính (Gằm Nhớn) | Đã mất | |
3 | Trương Thị Định (Gằm Con) | Còn sống | |
4 | Trương Thanh Sơn | Còn sống |
VỢ(CHỒNG) | HỌ TÊN | NĂM SINH | TÌNH TRẠNG |
1 | TRƯƠNG VĂN TAM | Đã mất |
Sự nghiệp, công đức
Đời thứ nhất: Cụ bà Nguyễn Thị VY sinh năm 1901, chuyên làm nghề gốm đất nung ở làng Quao (nay là thôn Lâm Xuyên, xã Phú Điền, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Cụ đẹp người, tốt nết, năng đông và căn cơ. Năm 1925, cụ kết duyên với cụ Trương Văn Tam (thường gọi là cụ Phó Tam, một thợ mộc dựng đình chùa cho làng, quê ở thôn Thổ Ốc, xã Nhân Hưng, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam). Hồi đó người ta thường gọi tên vợ theo tên chồng, vì thế người làng gọi cụ Nguyễn Thị Vy là cụ bà Phó Tam. Cụ làm nghề và kinh doanh giỏi như hái ra tiền, trở thành người giàu có nhất nhì trong làng. Cụ làm một ngôi nhà gỗ lim lớn 5 gian, cửa bích bàn, nổi tiếng làng Quao hồi đó. Có tiền, cụ tậu thêm hơn hai mẫu ruộng để làm ăn cho "chắc chân". Nhiều người giàu trong làng thường chỉ tập trung "đi" vào nghề gốm, nên năm 1945 gặp nạn đói, có tiền mà không đong được gạo. Năm đó làng Quao chết đói tới gần 800 người, đứng vào hàng nhất khu vực. Trong khi đó, gia đình cụ vẫn có cơm ăn và còn giúp được 12 người làm thuê và gia đình họ thoát nạn đói khủng khiếp này. Đến nay con cháu họ vẫn nhớ ơn gia đình cụ.
Đến năm 1947, cuộc kháng chiến chống Pháp chuyển sang giai đoạn khốc liệt. Giăc Pháp tràn về. Gia đinh cụ phải bỏ nghề, bỏ nhà đi tản cư (nay gọi là sơ tán) về Thái Bình và nhiều nơi khác. Năm 1952, con trai cả cụ bị giặc Pháp bắt. Cụ cùng con dâu trở về thị trấn Nam Sách (vùng giăc Pháp tạm chiếm) tiếp tục nghề làm nồi đất kiếm sống. Cuộc sống vất vả khiến cụ bị bệnh hiểm nghèo. đầu năm 1954, Cụ về làng ở cùng người con gái. Ngày 17 tháng 6 năm 1954 9twcs là ngày 17 tháng 5 năm Giáp Ngọ, cụ qua đời, thọ 54 tuổi.
Đến năm 1947, cuộc kháng chiến chống Pháp chuyển sang giai đoạn khốc liệt. Giăc Pháp tràn về. Gia đinh cụ phải bỏ nghề, bỏ nhà đi tản cư (nay gọi là sơ tán) về Thái Bình và nhiều nơi khác. Năm 1952, con trai cả cụ bị giặc Pháp bắt. Cụ cùng con dâu trở về thị trấn Nam Sách (vùng giăc Pháp tạm chiếm) tiếp tục nghề làm nồi đất kiếm sống. Cuộc sống vất vả khiến cụ bị bệnh hiểm nghèo. đầu năm 1954, Cụ về làng ở cùng người con gái. Ngày 17 tháng 6 năm 1954 9twcs là ngày 17 tháng 5 năm Giáp Ngọ, cụ qua đời, thọ 54 tuổi.