CHỨC NĂNG
THÀNH VIÊN
Thông tin về TRƯƠNG VĂN SAM
|
|
CON THỨ | HỌ TÊN CÁC CON | NĂM SINH | TÌNH TRẠNG |
1 | Trương Văn Nhi | 29/05/1944 | Còn sống |
2 | Trương Thị Bưởi | Còn sống | |
3 | Trương Văn Nam | Còn sống | |
4 | Trương Văn Bắc | Còn sống | |
5 | Trương Thị Mai Hoàn | Còn sống |
VỢ(CHỒNG) | HỌ TÊN | NĂM SINH | TÌNH TRẠNG |
1 | Nguyễn Thị Bỉnh | Đã mất |
Sự nghiệp, công đức
Ông Trương Văn Sam sinh vào tháng 4 năm 1928. Là con đầu lòng và giống cụ Tam như đúc. Ông được ăn học từ nhỏ. Hồi đó ông theo học chữ Hán là chủ yếu, vì Pháp chỉ mở trường học ở thành thị. Ông thông minh, hiền lành và thật thà. Vốn là con nhà giàu thời ấy nên bố mẹ lấy vợ cho ông từ năm ông 10 tuổi. Vợ ông là bà Nguyễn Thị Bỉnh (người làm nồi đất giỏi trong làng), con cụ Nguyễn Văn Chiểu (ngày 08 tháng 5 năm 1951, cụ bị giặc Pháp bắt rồi thủ tiêu, sau này được công nhận là liệt sĩ), người cùng làng. Ông kém vợ 4 tuổi. Hai ông bà sống rất hạnh phúc và sinh được 9 người con. Sinh nhiều, nhưng vì thời đó thuốc chữa bệnh hiếm hoi nên cuối cùng chỉ còn 5 người con (3 trai, 2 gái), theo thứ tự : Con trai đầu lòng là Trương Văn Nhi (sinh 29/5/1944, là kỹ sư chế tạo máy, vợ là Nguyễn Thị Thân, có 3 con: Con trai cả Trương Hồng Diên, con gái thứ Trương Thị Kim Ái, con trai út Trương Văn Hội ), con gái thứ 2 là Trương Thị Bưởi (sinh năm 1947, là bác sĩ nhi khoa, chồng là Phạm Văn Tám, có 2 con trai là Phạm Văn Nguyên và Phạm Mạnh Hà ). Sau đó đến Trương Hoài Nam (sinh năm 1958, là dược sĩ trung cấp, vợ là Vũ Thị Thủy, có 3 con đều là gái: Trương Thị Lộc, Trương Thị Thấm, Trương Thị Loan), Trương Văn Bắc (sinh năm 1963, tốt nghiệp phổ thông trung học, vợ là Nguyễn Thị Lương, có 2 con: Con trai đầu lòng Trương Ngọc Dương, con gái Trương Thị Việt Chinh), Trương Thị Mai Hoàn (sinh năm 1969, cử nhân, chồng là Hà Nam Hưng (hiện nay đã ly hôn), có 1 con gái là Hà Thị Thu Hoài).
Tuy là con nhà giầu nhưng ông tham gia cách mạng từ năm 17 tuổi.Tháng 8 năm 1945 ông gia nhập Đoàn Thanh niên Cứu quốc. Ngày 14 tháng 11 năm 1948 ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ đây ông Trương Văn Sam liên tục được Đảng phân công đảm nhiệm các công tác sau đây:
Tháng 11 năm 1948 phụ trách Trưởng Ban Thông tin xã. Đến tháng 10 năm 1949 làm Thường vụ Chi ủy và Bí thư Liên Việt xã Phú Điền. Từ tháng 4 năm 1950 đến tháng 3 năm 1952 làm bí thư thanh niên huyện Nam Sách. Từ tháng 4 năm 1952 đến tháng 8 năm 1952 làm Bí thư Chi bộ kiêm Chủ tịch UBHC xã Phú Điền.
Đến tháng 9 năm 1952, trong một cuộc vây ráp của giặc Pháp, do gián điệp chỉ điểm, ông bị giặc Pháp bắt tại một căn hầm bí mật và bị chúng đầy ra nhà tù đảo Phú Quốc.
Tháng 9 năm 1954, ông được trở về do giặc Pháp chấp hành Hiệp định Giơ-ne-vơ trao trả tù binh tại Sầm Sơn (Thanh Hóa).
Sau một thời gian nghỉ ngơi và làm việc tạm thời ở UBHC xã Phú Điền, tháng 2 năm 1955, ông được điều động ra tiếp thu khu mỏ Hông Quảng (nay là tỉnh Quảng Ninh) và làm Trưởng phòng nghiệp vụ Công ty Thực phẩm Hồng Quảng. Đến năm 1960, ông làm cửa hàng Trưởng Cửa hàng Thực phẩm thị xã Hồng Gai và trúng cử vào Ban chấp hành Đảng bộ thị xã Hồng Gai 2 khóa liền (1961- 1962). Cuôi năm 1963, ông được cử đi học đại học chuyên tu tại Trường Đại học Thương nghiệp Trung ương (Hà Nội). Năm 1968. sau khi tốt nghiệp ông được điều về làm Bí thư Đảng ủy kiêm phó Hiệu trưởng Trường Trung học Thương nghiệp Miền núi Bắc Thái (trên địa bàn thành phố Thái Nguyên). Năm 1978 được điều về làm Bí thư Đảng ủy, phó Hiệu trưởng trường Trung học Thương nghiệp Hồng Lạc Hải Dương. Năm 1979 cũng đảm nhiệm chức vụ như vậy tại Trường Nghiệp vụ HTX mua bán Trung ương (Hà Nội). Tháng 8 năm 1982 đến tháng 8 năm 1985 giữ chức danh quyền Hiệu trưởng, Bí thư Đảng ủy trường này (nay là Trường Trung học Quản lý và Công nghệ).
Ngày 21 tháng 8 năm 1985, ông Trương Văn Sam đã qua đời ở tuổi 58 do một căn bệnh hiểm nghèo sau chuyến đi học lớp quản lý từ Liên Xô về. Đây là thiệt thòi vô cùng lớn đối với ông và sự tiếc thương vô hạn đối con cháu, gia đình ông…