CHỨC NĂNG
THÀNH VIÊN
Thông tin về Trương Văn Tam
CON THỨ | HỌ TÊN CÁC CON | NĂM SINH | TÌNH TRẠNG |
1 | Trương Văn Sam | Đã mất | |
2 | Trương Thị Đính | Đã mất | |
3 | Trương Thị Định | Còn sống | |
4 | Trương Thanh Sơn | 02/06/1936 | Còn sống |
VỢ(CHỒNG) | HỌ TÊN | NĂM SINH | TÌNH TRẠNG |
1 | Nguyễn Thị Vy | Đã mất |
Sự nghiệp, công đức
Trương Văn Tam, Thủy tổ họ Trương thôn Lâm Xuyên, xã Phú Điền, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương (gọi tắt là Họ Trương Lâm Xuyên).
Khoảng năm 1924, cụ Trương Văn Tam, sinh năm 1896, ở thôn Thổ Ốc, xã Nhân Hưng, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam ra làng Quao (nay là thôn Lâm Xuyên, xã Phú Điền, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương) cùng đoàn thợ mộc dựng đình và chùa. Sau một thời gian, cụ Trương Văn Tam, có vóc dáng to cao, ưa nhìn, chân thật và hiền lành, người làng thường gọi là Phó Tam, lấy cụ Nguyễn Thị Vy làm nghề gốm (nghề làm nồi, chum, vại…bằng đất sét nung) ở thôn này. Đây là thời kỳ nghề gốm đang cực thịnh. Do kinh doanh tốt nên hai cụ giầu có đứng hàng nhất nhì trong làng. Nhà hai cụ thường thuê 10 đến 12 người giúp việc. Đến năm 1928, hai cụ sinh người con trai đầu lòng tên là Trương Văn Sam, tiếp đến hai người con gái: Trương Thị Gằm Nhớn và Trương Thị Gằm Con (đến thời kỳ kháng chiến chống Pháp, bà Gằm Nhớn cải tên là Đính, bà Gằm Con cải tên là Định), sau đến người con trai út tên là Trương Văn Ủn (năm 1953, đi bộ đội cải tên là Trương Thanh Sơn). Năm 1945, làng gốm Quao bị chết đói hàng trăm người. Nạn đói này, hai cụ đã trợ giúp được nhiều người thoát chết, trong đó có 12 người làm thuê và gia đình họ. Để làm việc phúc này, hai cụ phải phân phối từng bát cơm đối với người trong nhà, cụ thể là người con dâu cả của hai cụ mới sinh con đầu lòng nên ưu tiên ăn ba bát cơm đầy, còn các người khác chỉ được ăn 2-3 bát cơm vơi (bằng miệng bát) mỗi bữa. Đến nay nhiều người vẫn còn nhớ ơn hai cụ.
Ngày 18 tháng 10 năm 1947 (tức ngày 05 tháng 9 năm Định Hợi), cụ Trương Văn Tam bị giặc Pháp bắn chết trong một trận càn tại làng. Năm dó cụ 51 tuổi. Sau khi sang cát mộ cụ được tang tại đống sau chùa, sau đó đống này bị phá, mộ của cụ không tìm thấy. Hiện nay, tại đống Mả Chợ (thuộc nghĩa trang nhân dân của làng), con cháu xây phần mộ cho cụ bên cạnh cụ bà và rước vong cụ về đó để con cháu chắm sóc.
Khoảng năm 1924, cụ Trương Văn Tam, sinh năm 1896, ở thôn Thổ Ốc, xã Nhân Hưng, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam ra làng Quao (nay là thôn Lâm Xuyên, xã Phú Điền, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương) cùng đoàn thợ mộc dựng đình và chùa. Sau một thời gian, cụ Trương Văn Tam, có vóc dáng to cao, ưa nhìn, chân thật và hiền lành, người làng thường gọi là Phó Tam, lấy cụ Nguyễn Thị Vy làm nghề gốm (nghề làm nồi, chum, vại…bằng đất sét nung) ở thôn này. Đây là thời kỳ nghề gốm đang cực thịnh. Do kinh doanh tốt nên hai cụ giầu có đứng hàng nhất nhì trong làng. Nhà hai cụ thường thuê 10 đến 12 người giúp việc. Đến năm 1928, hai cụ sinh người con trai đầu lòng tên là Trương Văn Sam, tiếp đến hai người con gái: Trương Thị Gằm Nhớn và Trương Thị Gằm Con (đến thời kỳ kháng chiến chống Pháp, bà Gằm Nhớn cải tên là Đính, bà Gằm Con cải tên là Định), sau đến người con trai út tên là Trương Văn Ủn (năm 1953, đi bộ đội cải tên là Trương Thanh Sơn). Năm 1945, làng gốm Quao bị chết đói hàng trăm người. Nạn đói này, hai cụ đã trợ giúp được nhiều người thoát chết, trong đó có 12 người làm thuê và gia đình họ. Để làm việc phúc này, hai cụ phải phân phối từng bát cơm đối với người trong nhà, cụ thể là người con dâu cả của hai cụ mới sinh con đầu lòng nên ưu tiên ăn ba bát cơm đầy, còn các người khác chỉ được ăn 2-3 bát cơm vơi (bằng miệng bát) mỗi bữa. Đến nay nhiều người vẫn còn nhớ ơn hai cụ.
Ngày 18 tháng 10 năm 1947 (tức ngày 05 tháng 9 năm Định Hợi), cụ Trương Văn Tam bị giặc Pháp bắn chết trong một trận càn tại làng. Năm dó cụ 51 tuổi. Sau khi sang cát mộ cụ được tang tại đống sau chùa, sau đó đống này bị phá, mộ của cụ không tìm thấy. Hiện nay, tại đống Mả Chợ (thuộc nghĩa trang nhân dân của làng), con cháu xây phần mộ cho cụ bên cạnh cụ bà và rước vong cụ về đó để con cháu chắm sóc.