CHỨC NĂNG
THÀNH VIÊN
Thông tin về Trương Đạo Pháp (đời 6)
|
|
CON THỨ | HỌ TÊN CÁC CON | NĂM SINH | TÌNH TRẠNG |
1 | Trương Công Đạo (đời 7) | Đã mất | |
2 | Trương Chí Tín (đời 7) | Đã mất |
VỢ(CHỒNG) | HỌ TÊN | NĂM SINH | TÌNH TRẠNG |
Sự nghiệp, công đức
Là con trai trưởng của cụ Trương Phúc An. Chức Phó sở xứ. Cụ là người nhân nghĩa, bẩm tính thuần hậu. Luôn làm điều thiện, sống đạm bạc ung dung. Năm 30 tuổi, nhờ có tư chất thông minh nên được bầu làm ấp tể (2). Tính cụ liêm minh, cẩn thận, chính trực, rộng rãi. Mọi người trong vùng đều gọi là đấng quân tử.
Vợ lẽ của cụ là người họ Trần, tên hiệu là Từ ái Nhụ Nhân. Người xã Trịnh Nghĩa, con gái của nhà Lệnh tộc(3)họ Trần. Về thanh danh đạo đức của Từ ái Nhụ Nhân được ghi trong Trương thế gia ký (gia phả họ Trương) như sau:Tính cụ bà đoan trang, thuần phác, từ nhân. Mãi đến tuổi 50 cụ mới sinh con trai là Trương Chí Tín. Cụ vẫn nuôi dưỡng hai người con trai của bà vợ quá cố (bà cả mất sớm) như con đẻ của mình.
Chuyện kể: Bấy giờ cụ ông là Phó xứ, thường theo việc quan. Cụ bà ở nhà cần kiệm. Gặp phải năm Mậu Thân (1548), rất đói kém, cụ liền xuất gia tài, lấy thóc lúa chu cấp cho người trong họ trong làng. Người người ngưỡng mộ công đức của cụ.
Còn có chuyện rằng: Hồi ấy có người họ Chu là thuộc hạ của cụ, ngụ cư ở xã Phù Khê, huyện Cổ Bảng (nay là Kim Bảng- Hà Nam), cậy có dũng lực cầm đầu một số người tòng đảng đi trộm cướp. Lúc ấy, cụ lấy làm thương xót người đó. Vợ ông ta thì còn trẻ, con thì nhỏ dại, nên ông ấy đành phải liều thân đi làm điều ác kiếm sống. Khi gia nhân của cụ bà Từ ái bắt được bọn người trộm cướp, cụ đã bình tĩnh nói lời khuyên ngăn những người thiếu đói này rồi cho mỗi người một gánh thóc mang về nuôi vợ con, cụ nói: - Phải tìm việc làm mà sống, không nên đi trộm cướp, hại người, đó là việc làm bất nhân bất nghĩa, tiếng xấu không thể rửa được đâu.Truyền đời, truyền kiếp đấy, nhớ chưa các người. Cụ bà còn cho người họ Chu ấy một chiếc nồi đồng lớn, cho thêm thóc gạo và khuyên người đó làm nghề nấu rượu lấy bã nuôi lợn để vợ con sinh sống bình thường.
Nhưng rồi ba tháng sau họ lại kéo đến, gậy đao đe dọa đàn áp đòi cướp tài sản của bà. Gia nhân chuẩn bị đối phó. Nhưng bà can ngăn, không được gây nên thù hân. Bà yêu cầu tất cả xếp vũ khí, mời đối phương vào nhà ngồi chơi uống rượu, tiện việc đàm đạo,bà nói:
- Hôm trước các người đến định cướp bóc, ta đã khuyên răn và cho mỗi người một gánh thóc. Hôm nay các ngươi lại tiếp tục gây điều ác, ta sẽ không cho đâu. Nếu cố tình gây sự thì hậu quả khôn lường... Tuy nhiên, ta vẫn cảm thông với sự đói khổ mà các người không biết làm việc gì để sống. Vậy ta cho mỗi người vay một gánh thóc. Ngày mai các người đến đây nhận thóc, ta cho mượn đồ dạc, chum nồi vại lọ và ta dạy cho nghề nấu rượu và nuôi lợn lấy phân bón lúa, trồng rau, thả bèo, nuôi cá ... Sau khi lành nghề các ngươi sẽ được về quê làm ăn tu chí.
Bọn người quỳ xuống tạ ơn bà. Và lời hứa ấy được bà thực hiện.Hai năm sau bọn người ấy đem tiền đến trả bà và xin được bà coi họ là con nuôi trong họ Trương. Thế là nghề trộm cướp của họ Chu không còn nữa và con cháu họ được cho ăn học đàng hoàng. Có người đăng khoa sau này. Từ đó họ Chu hàng năm về thăm và dự giỗ tết như người của họ Trương. Cụ bà thật là đầy tấm lòng từ thiện, phúc hậu cao cả, giành cho các đời sau tiếng thơm ngào ngạt.
Vợ lẽ của cụ là người họ Trần, tên hiệu là Từ ái Nhụ Nhân. Người xã Trịnh Nghĩa, con gái của nhà Lệnh tộc(3)họ Trần. Về thanh danh đạo đức của Từ ái Nhụ Nhân được ghi trong Trương thế gia ký (gia phả họ Trương) như sau:Tính cụ bà đoan trang, thuần phác, từ nhân. Mãi đến tuổi 50 cụ mới sinh con trai là Trương Chí Tín. Cụ vẫn nuôi dưỡng hai người con trai của bà vợ quá cố (bà cả mất sớm) như con đẻ của mình.
Chuyện kể: Bấy giờ cụ ông là Phó xứ, thường theo việc quan. Cụ bà ở nhà cần kiệm. Gặp phải năm Mậu Thân (1548), rất đói kém, cụ liền xuất gia tài, lấy thóc lúa chu cấp cho người trong họ trong làng. Người người ngưỡng mộ công đức của cụ.
Còn có chuyện rằng: Hồi ấy có người họ Chu là thuộc hạ của cụ, ngụ cư ở xã Phù Khê, huyện Cổ Bảng (nay là Kim Bảng- Hà Nam), cậy có dũng lực cầm đầu một số người tòng đảng đi trộm cướp. Lúc ấy, cụ lấy làm thương xót người đó. Vợ ông ta thì còn trẻ, con thì nhỏ dại, nên ông ấy đành phải liều thân đi làm điều ác kiếm sống. Khi gia nhân của cụ bà Từ ái bắt được bọn người trộm cướp, cụ đã bình tĩnh nói lời khuyên ngăn những người thiếu đói này rồi cho mỗi người một gánh thóc mang về nuôi vợ con, cụ nói: - Phải tìm việc làm mà sống, không nên đi trộm cướp, hại người, đó là việc làm bất nhân bất nghĩa, tiếng xấu không thể rửa được đâu.Truyền đời, truyền kiếp đấy, nhớ chưa các người. Cụ bà còn cho người họ Chu ấy một chiếc nồi đồng lớn, cho thêm thóc gạo và khuyên người đó làm nghề nấu rượu lấy bã nuôi lợn để vợ con sinh sống bình thường.
Nhưng rồi ba tháng sau họ lại kéo đến, gậy đao đe dọa đàn áp đòi cướp tài sản của bà. Gia nhân chuẩn bị đối phó. Nhưng bà can ngăn, không được gây nên thù hân. Bà yêu cầu tất cả xếp vũ khí, mời đối phương vào nhà ngồi chơi uống rượu, tiện việc đàm đạo,bà nói:
- Hôm trước các người đến định cướp bóc, ta đã khuyên răn và cho mỗi người một gánh thóc. Hôm nay các ngươi lại tiếp tục gây điều ác, ta sẽ không cho đâu. Nếu cố tình gây sự thì hậu quả khôn lường... Tuy nhiên, ta vẫn cảm thông với sự đói khổ mà các người không biết làm việc gì để sống. Vậy ta cho mỗi người vay một gánh thóc. Ngày mai các người đến đây nhận thóc, ta cho mượn đồ dạc, chum nồi vại lọ và ta dạy cho nghề nấu rượu và nuôi lợn lấy phân bón lúa, trồng rau, thả bèo, nuôi cá ... Sau khi lành nghề các ngươi sẽ được về quê làm ăn tu chí.
Bọn người quỳ xuống tạ ơn bà. Và lời hứa ấy được bà thực hiện.Hai năm sau bọn người ấy đem tiền đến trả bà và xin được bà coi họ là con nuôi trong họ Trương. Thế là nghề trộm cướp của họ Chu không còn nữa và con cháu họ được cho ăn học đàng hoàng. Có người đăng khoa sau này. Từ đó họ Chu hàng năm về thăm và dự giỗ tết như người của họ Trương. Cụ bà thật là đầy tấm lòng từ thiện, phúc hậu cao cả, giành cho các đời sau tiếng thơm ngào ngạt.