CHỨC NĂNG
THÀNH VIÊN
Thông tin về Trương Chí Tường (đời 8)
|
|
CON THỨ | HỌ TÊN CÁC CON | NĂM SINH | TÌNH TRẠNG |
1 | Trương Công Giai (đời 9) | Đã mất |
VỢ(CHỒNG) | HỌ TÊN | NĂM SINH | TÌNH TRẠNG |
Sự nghiệp, công đức
Là con trai thứ hai của cụ Trương Chí Tín và cụ bà Bùi quý thị ...Sau khi con trai cả Trương Công Giai vinh hiển, các cụ được vua truy phong Hoằng tín đại phu (4), Quang lộc tự khanh (5), gia tăng Đặc tiến kim tử vinh lộc đại phu, Binh bộ Tả thị lang.
Cụ là một người thông minh, phong lưu từ nhỏ. Cụ học hành nhanh chóng tỏ tường các loại thuốc cứu người. Nghề y đức của cụ đã cứu giúp dân trong nước, tiếng khắp gần xa. Cụ an lành, vui tươi, điềm đạm, mọi người mến mộ. Bấy giờ cụ là người đắc lực trong làng. Phàm các phu phen tạp dịch, cụ đều đảm nhận hết. Ví như năm Đinh Mùi (1667) triều Lê Huyền Tông (1662-1671) có trát hỏi về nhân đinh trong làng nhiều hay ít? Bao nhiêu? Cụ liền phân loại sổ sách của 5 xã Thiên Kiện, Trà Châu, Yên Phú, Mông Đồng, An Xá theo cùng môn hộ, dâng lên quan trên, nên mới được bổ 10 suất tiền học (Học tiền). Từ đó bản xã mới có lệ chu cấp cho các suất đi thi. Đây là biện pháp khuyến học, đào tạo nhân tài, trong đó có con trai cụ là Trương Công Giai. Như trên đã nói, về sau vào năm Tân Mão (1711) vì con trai đỗ đạt nên cụ được truy phong ấm, ban vào ngày 15 tháng chạp, sắc phong cho cụ chức Hoằng tín đại phu Quang lộc tự khanh. Lại vào ngày 19 tháng Chạp năm Canh Tý (1720), cụ lại được khâm phụng truy ban chức Đặc tiến kim tử vinh lộc đại phu, Tả thị lang bộ Binh, tước Hầu, cấp Trụ quốc, tự Thượng trật.
Chánh phu nhân Đinh Quý thị, tên hiệu là Diệu Nhân, được truy phong ấm là Cung Thuận, gia tặng Đặc tiến kim tử vinh lộc đại phu, Binh bộ Tả thị lang, tước Địch thiện hầu. Cụ là người Trà Xuyên, là con gái quý của Đô chỉ huy xứ Hoa ngạn hầu Đinh Tướng quân, tên là Ngật. Cụ bà sinh ngày 1 tháng 6 năm Mậu Dần (1638). Năm 8 tuổi về nhà chồng. Khi ấy cụ gặp tang của cha đẻ, cụ lại nuôi một người em trai bị bệnh tâm thần. Cụ có dư nhân nghĩa, tiết thảo ngay thẳng không đổi lòng. Thuận theo ý nguyện của chồng, giáo dạy con cái, tất phải dùng lễ. Khi nhân đức dồi dào, con cái sinh sôi đông đúc, cụ vẫn không đố kỵ, không cậy quyền, thường cẩn thận ở công việc của người phụ nữ. Đức độ thâm sâu như người quân tử. Nuôi dưỡng con của vợ lẽ như chính con mình sinh ra. Lại hay bỏ ra của cải giúp người. Bình thường, tối đến, khách vãng lai không kịp về thì cũng cho lưu lại. Lúc đó, hoặc cho trà, hoặc cho ăn cơm, nhưng rất đoan chính ở việc giao tiếp. Cụ hay cấp thuốc uống để cứu người bệnh tật; ban áo cơm để cứu kẻ cơ hàn, quyên tiền của giúp người có nhu cầu quan trọng; biếu tặng quần áo đẹp để cho người cần đến. ơn của cụ thấm vào xương, huệ của cụ thấm vào thịt mọi người. Nghe tiếng có người khốn cùng, cụ không quản đường xa nghìn dặm mà đến, cứu người trong khắp cõi. Mọi người đều gọi là Mẹ. Phàm nhiều nhà được thịnh vượng, đều nhờ sự giúp sức của cụ.
Đến năm Tân Mão (1711), vì có con trai (Trương Công Giai) đỗ đạt, cụ được phong ấm vào ngày 15 tháng chạp, khâm phụng theo sắc phong, truy ban cho chức Cung nhân. Cụ thọ 78 tuổi, tạ thế nhằm ngày 26 tháng 5 năm Mậu Tý (1708). Đến năm Canh Tý (1780), cụ lại được sắc phong, truy phong cho chức Chánh Phu nhân.
Tám đời trước Trương Công Giai là tám đời đức độ, hiền hậu, cần cù, trung thực, thông minh, tài hoa, giàu nghị lực và lòng nhân đạo luôn bao trùm muôn số phận con người ... Vành nôi ấy, nền tảng ấy, ngọn lửa lòng ấy đã truyền đời kế tiếp nâng niu nhân ái, bền chắc trí tâm, hun đúc nghị lực để có được tinh hoa đời thứ 9 là Thượng thư tiến sĩ Trương Công Giai và các vị kế tục truyền đời đến ngày nay và cho mai sau.
Cụ là một người thông minh, phong lưu từ nhỏ. Cụ học hành nhanh chóng tỏ tường các loại thuốc cứu người. Nghề y đức của cụ đã cứu giúp dân trong nước, tiếng khắp gần xa. Cụ an lành, vui tươi, điềm đạm, mọi người mến mộ. Bấy giờ cụ là người đắc lực trong làng. Phàm các phu phen tạp dịch, cụ đều đảm nhận hết. Ví như năm Đinh Mùi (1667) triều Lê Huyền Tông (1662-1671) có trát hỏi về nhân đinh trong làng nhiều hay ít? Bao nhiêu? Cụ liền phân loại sổ sách của 5 xã Thiên Kiện, Trà Châu, Yên Phú, Mông Đồng, An Xá theo cùng môn hộ, dâng lên quan trên, nên mới được bổ 10 suất tiền học (Học tiền). Từ đó bản xã mới có lệ chu cấp cho các suất đi thi. Đây là biện pháp khuyến học, đào tạo nhân tài, trong đó có con trai cụ là Trương Công Giai. Như trên đã nói, về sau vào năm Tân Mão (1711) vì con trai đỗ đạt nên cụ được truy phong ấm, ban vào ngày 15 tháng chạp, sắc phong cho cụ chức Hoằng tín đại phu Quang lộc tự khanh. Lại vào ngày 19 tháng Chạp năm Canh Tý (1720), cụ lại được khâm phụng truy ban chức Đặc tiến kim tử vinh lộc đại phu, Tả thị lang bộ Binh, tước Hầu, cấp Trụ quốc, tự Thượng trật.
Chánh phu nhân Đinh Quý thị, tên hiệu là Diệu Nhân, được truy phong ấm là Cung Thuận, gia tặng Đặc tiến kim tử vinh lộc đại phu, Binh bộ Tả thị lang, tước Địch thiện hầu. Cụ là người Trà Xuyên, là con gái quý của Đô chỉ huy xứ Hoa ngạn hầu Đinh Tướng quân, tên là Ngật. Cụ bà sinh ngày 1 tháng 6 năm Mậu Dần (1638). Năm 8 tuổi về nhà chồng. Khi ấy cụ gặp tang của cha đẻ, cụ lại nuôi một người em trai bị bệnh tâm thần. Cụ có dư nhân nghĩa, tiết thảo ngay thẳng không đổi lòng. Thuận theo ý nguyện của chồng, giáo dạy con cái, tất phải dùng lễ. Khi nhân đức dồi dào, con cái sinh sôi đông đúc, cụ vẫn không đố kỵ, không cậy quyền, thường cẩn thận ở công việc của người phụ nữ. Đức độ thâm sâu như người quân tử. Nuôi dưỡng con của vợ lẽ như chính con mình sinh ra. Lại hay bỏ ra của cải giúp người. Bình thường, tối đến, khách vãng lai không kịp về thì cũng cho lưu lại. Lúc đó, hoặc cho trà, hoặc cho ăn cơm, nhưng rất đoan chính ở việc giao tiếp. Cụ hay cấp thuốc uống để cứu người bệnh tật; ban áo cơm để cứu kẻ cơ hàn, quyên tiền của giúp người có nhu cầu quan trọng; biếu tặng quần áo đẹp để cho người cần đến. ơn của cụ thấm vào xương, huệ của cụ thấm vào thịt mọi người. Nghe tiếng có người khốn cùng, cụ không quản đường xa nghìn dặm mà đến, cứu người trong khắp cõi. Mọi người đều gọi là Mẹ. Phàm nhiều nhà được thịnh vượng, đều nhờ sự giúp sức của cụ.
Đến năm Tân Mão (1711), vì có con trai (Trương Công Giai) đỗ đạt, cụ được phong ấm vào ngày 15 tháng chạp, khâm phụng theo sắc phong, truy ban cho chức Cung nhân. Cụ thọ 78 tuổi, tạ thế nhằm ngày 26 tháng 5 năm Mậu Tý (1708). Đến năm Canh Tý (1780), cụ lại được sắc phong, truy phong cho chức Chánh Phu nhân.
Tám đời trước Trương Công Giai là tám đời đức độ, hiền hậu, cần cù, trung thực, thông minh, tài hoa, giàu nghị lực và lòng nhân đạo luôn bao trùm muôn số phận con người ... Vành nôi ấy, nền tảng ấy, ngọn lửa lòng ấy đã truyền đời kế tiếp nâng niu nhân ái, bền chắc trí tâm, hun đúc nghị lực để có được tinh hoa đời thứ 9 là Thượng thư tiến sĩ Trương Công Giai và các vị kế tục truyền đời đến ngày nay và cho mai sau.