CHỨC NĂNG
THÀNH VIÊN
Thông tin về Trương Quang
|
|
CON THỨ | HỌ TÊN CÁC CON | NĂM SINH | TÌNH TRẠNG |
1 | Trương Khuê | Đã mất |
VỢ(CHỒNG) | HỌ TÊN | NĂM SINH | TÌNH TRẠNG |
Sự nghiệp, công đức
Cụ Thuỷ tổ Trương Quang sinh tại quận Thanh Hà, tỉnh Trực Lệ, nước Yên. Cụ là một trong số mười hai vị tiên công (thập nhị tiên công): Vương Thông; Trương Quang; Đinh Minh; Trương Cầm; Trương Mang; Trương Quân; Doãn Mậu; Đặng Thiêm; Trần Tử Mai; Kim Thiện; Lý Tống và Thái Hoàng, sang Việt Nam năm 1406 (thời Lê sơ).
Năm 1416 Lê Lợi dấy binh chống lại nhà Minh, sau mười năm đến năm 1426 thì đánh dẹp được thành Đông Quan, nhà Minh và nhà Lê ký hợp ước hoà hoãn. Mười vị Tiên công về nước, còn hai cụ Trương Quang và Đặng Thiêm kết nghĩa anh em và ở lại ở Hoan Châu. Hai Cụ đã lập ấp, khai khẩn đất đai từ núi Mồng Gà (núi Gám, huyện Yên Thành, NA) đến tận Bến Thóc (lạch Vạn, Diễn Vạn, Diễn Châu, NA) dân gian có câu: “ thượng Mồng Gà - hạ Bến Thóc” là chỉ điển tích này, vừa rồi con cháu dòng họ đã tìm được Văn bia tại Yên Thành và rước về Nhà Thờ họ. Vì có công khai khẩn đất đai, chiêu dân lập ấp, đưa giống mới vào canh tác, ngăn mặn cải tạo đồng sác, đưa dân từ Hà Tĩnh ra làm muối... nên được phong “Thành Hoàng”. Vào thời chiến tranh Lê - Mạc, hai cụ có công phò Lê, diệt Mạc nên được sắc phong của vua Lê “Võ Liệt - Trung Kiên - Văn Phong - Đoan Túc”. Khi hai Cụ mất dân chúng đã lập đền thờ tại thôn Mỹ Lý - tổng Lý Trai - Diễn Châu phủ, nay là thôn Mỹ Lý - xã Diễn Kỷ - huyện Diễn Châu theo kiến trúc kiểu “Chồng Diêm”. Phía ngoài, trên từ đường đề chữ “Tụ Quốc Tộc”, phía trong hậu cung có bức Hoành phi “Tổ Hữu Thần”. Nhà thờ hai Cụ thần tổ được con cháu cũng như nhân dân trong vùng gọi là “Nhà thờ Bản Lý”. Hiện tại Nhà Thờ đang được Hội đồng Gia tộc trùng tu, tôn tạo. Ngày giỗ tổ hàng năm là ngày 15/11/ÂL.
Nơi đầu tiên mà hai Cụ định cư là Làng Sy (kẻ Sy) nay là xã Diễn Kỷ. Làng Sy có nghề truyền thống là đúc lưỡi cày phục vụ nông nghiệp nên làng còn có tên là Sy Cày. Nơi đây cũng là một vị trí có giao thông thuận tiện, đường sắt có ga Chợ Sy, đường bộ là nơi tiếp giáp của quốc lộ 1A và đường tỉnh lộ 538 (ngã ba cầu Bùng).
Năm 1416 Lê Lợi dấy binh chống lại nhà Minh, sau mười năm đến năm 1426 thì đánh dẹp được thành Đông Quan, nhà Minh và nhà Lê ký hợp ước hoà hoãn. Mười vị Tiên công về nước, còn hai cụ Trương Quang và Đặng Thiêm kết nghĩa anh em và ở lại ở Hoan Châu. Hai Cụ đã lập ấp, khai khẩn đất đai từ núi Mồng Gà (núi Gám, huyện Yên Thành, NA) đến tận Bến Thóc (lạch Vạn, Diễn Vạn, Diễn Châu, NA) dân gian có câu: “ thượng Mồng Gà - hạ Bến Thóc” là chỉ điển tích này, vừa rồi con cháu dòng họ đã tìm được Văn bia tại Yên Thành và rước về Nhà Thờ họ. Vì có công khai khẩn đất đai, chiêu dân lập ấp, đưa giống mới vào canh tác, ngăn mặn cải tạo đồng sác, đưa dân từ Hà Tĩnh ra làm muối... nên được phong “Thành Hoàng”. Vào thời chiến tranh Lê - Mạc, hai cụ có công phò Lê, diệt Mạc nên được sắc phong của vua Lê “Võ Liệt - Trung Kiên - Văn Phong - Đoan Túc”. Khi hai Cụ mất dân chúng đã lập đền thờ tại thôn Mỹ Lý - tổng Lý Trai - Diễn Châu phủ, nay là thôn Mỹ Lý - xã Diễn Kỷ - huyện Diễn Châu theo kiến trúc kiểu “Chồng Diêm”. Phía ngoài, trên từ đường đề chữ “Tụ Quốc Tộc”, phía trong hậu cung có bức Hoành phi “Tổ Hữu Thần”. Nhà thờ hai Cụ thần tổ được con cháu cũng như nhân dân trong vùng gọi là “Nhà thờ Bản Lý”. Hiện tại Nhà Thờ đang được Hội đồng Gia tộc trùng tu, tôn tạo. Ngày giỗ tổ hàng năm là ngày 15/11/ÂL.
Nơi đầu tiên mà hai Cụ định cư là Làng Sy (kẻ Sy) nay là xã Diễn Kỷ. Làng Sy có nghề truyền thống là đúc lưỡi cày phục vụ nông nghiệp nên làng còn có tên là Sy Cày. Nơi đây cũng là một vị trí có giao thông thuận tiện, đường sắt có ga Chợ Sy, đường bộ là nơi tiếp giáp của quốc lộ 1A và đường tỉnh lộ 538 (ngã ba cầu Bùng).